3
Từ so sánh trên, có hai điểm rất cần chú ý: a) Dạ dầy của động vật
ăn thịt có độ axit rất cao; b) Ruột lại ngắn. Để tiêu hóa nhanh và
mau chóng đẩy cặn bã ra khỏi cơ thể nhằm chống hiện tượng lên
men thối. Trong khi ở động vật ăn cỏ thì hoàn toàn ngược lại.
b. Những cộng đồng cư dân chỉ ăn thức ăn thực vật luôn luôn có
sức khỏe rạng rỡ, tuổi thọ cao
Người Hunza (Pakistan), người Kogi (Columbia), bộ lạc Otomi
(Mexico) và một số thổ dân ở châu Á, châu Phi luôn có rất ít, thậm
chí hầu như không có ai, bị bệnh, nhiều người sống trên 100 tuổi
mà vẫn khỏe mạnh. Trên báo đăng có cụ ông 140 tuổi, cụ bà ngoài
80 tuổi vẫn lấy vợ/chồng và còn sinh con. (xem thêm Thế nào là
Văn hóa sức khỏe, NXB Tri thức 2016, của tác giả, Chương 1, mục
II - 1).
c. Ngược lại, các dân tộc chuyên ăn thịt hoặc ăn rất nhiều thịt
Họ luôn có tỷ lệ mắc bệnh rất cao về tim mạch, loãng xương, tiểu
đường, suy thận, ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa, tuổi thọ
trung bình rất thấp. Điển hình là người Eskimô ở Bắc cực. Do thức
ăn chủ yếu là thịt, cá, mỡ nên già đi rất nhanh, mắc nhiều bệnh, tuổi
thọ trung bình chỉ 27 tuổi rưỡi.
Người Kirgese sống du mục bằng nghề săn bắn ở miền Đông nước
Nga, rất hiếm có người sống đến 40 tuổi.
Nhận xét: Phải chăng những cộng đồng cư dân ăn thực vật là sử
dụng thức ăn phù hợp với cấu tạo, sinh lý của cơ thể. Còn những
cộng đồng ăn quá nhiều thịt là sử dụng thức ăn không phù hợp với
cấu tạo và sinh lý của cơ thể mình, chẳng khác nào họ đã dùng dầu
hỏa làm nhiên liệu cho động cơ được chế ra để chạy bằng xăng.
Nước ta trước kia và trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, mức sống
rất thấp, thì nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ rất ít người bị bệnh,
bệnh nan y càng hiếm thấy. Ngày nay đời sống nâng cao, ăn uống
tốt hơn thì nhiều bệnh, nhất là các bệnh nan y ngày một nhiều.