đào thải kim loại nặng trong cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, đậu
tương thuộc loại thực phẩm khó tiêu, nhưng trong tương lâu năm thì
các thành phần của hạt đậu đã chuyển hóa triệt để thành các axít
amin nên rất bổ và dễ hấp thu.
Vì thế, dùng tương lâu năm thay muối sẽ rất tốt. Bản thân tôi có một
thời gian hơn một năm chỉ ăn tương lâu năm tự làm, thay cho muối,
nên sức khỏe luôn trong tình trạng sung mãn.
• Nhu cầu muối ăn tùy theo trạng thái của cơ thể. Nhìn chung người
ăn nhiều thịt do có nhiều Natri thì chỉ cần 5 đến 10 gam muối mỗi
ngày. Người ăn nhiều thảo mộc là loại chứa nhiều Kali (mà Kali bài
xuất Natri) nên cần bổ sung nhiều muối hơn (20 đến 30 gam/ngày).
Người lao động nặng ra nhiều mồ hôi nên ăn mặn hơn để bù cho
lượng muối bị mất...
• Mặt khác, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, cơ thể có nhu cầu về
muối khác nhau: Trẻ con và người già Dương tính cao, nên ăn nhạt
hơn; người trưởng thành Âm hơn nên cần ăn mặn để duy trì sự
quân bình Âm - Dương của cơ thể.
Chúng ta đã thấy, muối ăn có tầm quan trọng như thế nào đối với
sức khỏe và đời sống con người! Vậy mà, xã hội hiện đại đã loại bỏ
các chất khoáng khác, khiến hạt muối từ chỗ là tinh hoa của biển
cả, một chỉnh thể hoàn thiện, đã trở thành không đủ tư cách là muối
ăn. Mọi người lại chỉ ăn thứ muối ấy!
Muối I-ốt hiện nay (gần như là muối tinh trộn thêm I-ốt) đã phổ biến,
lan tràn sâu rộng khắp thành thị nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh
để "phòng và chống bệnh bướu cổ". (Xem tiếp dưới đây).
Từ lâu, tôi đã tìm hiểu vấn đề này và thấy:
• Thứ nhất, nếu nghĩ rằng “Toàn dân dùng muối i-ốt”, “Chỉ mua và
bán muối i-ốt” như các khẩu hiệu, băng rôn ở khắp nơi, để phòng và
chữa bệnh bướu cổ, thì: Hàng nghìn năm trước đây loài người
không ăn muối i-ốt, tỷ lệ người mắc bệnh bướu cổ cao hơn hay thấp
hơn ngày nay?