(**)
Xem tiếp quyển Thế nào là văn hóa sức khỏe của tác giả, NXB
Tri thức 2016
Mặt khác, rất dễ thấy là, cùng một chế dộ ăn uống như nhau (trong
cùng một gia đình, cùng một cộng đồng cư dân...) nhưng có người
bị bướu cổ, nhiều người khác không hề gì! Như vậy, đâu phải do
thiếu i-ốt mà là do người bệnh không có khả năng hấp thu i-ốt mà
thôi! Rõ ràng là như vậy!
Theo tôi, nguyên nhân là do ngành nông nghiệp ngày nay đã lạm
dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân hóa học... trong khi
người nông dân không được trang bị những kiến thức tối thiểu và
phương tiện đề phòng hữu hiệu, do vậy họ đã bị suy yếu nội tạng,
từ đó khả năng hấp thu i-ốt suy giảm
(***)
, bệnh bướu cổ xuất hiện!
(***)
Tổng lượng i-ốt trong tuyến giáp khoảng 8 mg, nhiều gấp
60.000 lần so với nồng độ i-ốt ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Tây y
đã cắt tuyến giáp của người bệnh bướu cổ đê phân tích và thấy
hàm lượng i-ốt ở đây giảm sút. Thế là vội vàng kết luận bệnh này là
do thiếu i-ốt.
Nguyên nhân sâu xa là như vậy, nhưng Y học hiện đại lại chỉ dựa
vào lượng i-ốt trong tuyến giáp của người bệnh giảm đi mà kết luận
rằng bệnh là do thiếu I-ốt! Đó là kết luận xuất phát từ nhận thức, tư
duy mang nặng tính chất của khoa học hiện tượng! Chỉ dựa vào một
phần của sự thật, nên sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng là điều
tất nhiên, chẳng thể khác được!
• Thứ ba, cứ cho rằng i-ốt có thể phòng và chữa được bệnh bướu
cổ, như quan niệm của y học hiện đại, thì điều gì sẽ xảy ra?
Rõ ràng là, nếu thiếu i-ốt thì mọi người đều bị ảnh hưởng như nhau.
Nhưng tại sao tỷ lệ người bị bệnh này ở Việt Nam, theo ước lượng
của tôi, khoảng 1/1.000 người? Thế mà lại chủ trương “Toàn dân
dùng muối i-ốt”! Tức là, 999 người không bị bệnh cũng phải ăn theo
chế độ của người bệnh! Như vậy, tính khách quan, trung thực, chính
xác... ở chỗ nào?