Nếu uống nhiều nước, máu loãng ra, tim phải đập nhiều hơn để bảo
đảm đủ hồng cầu đi nuôi cơ thể, tức là phải đảm nhận thêm nhiệm
vụ bơm lượng nước vô ích đi khắp nơi, vì vậy, những người uống
nhiều nước luôn có nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh so với bình
thường, nên rất hại cho tim!
Hơn thế nữa, máu loãng thì khả năng trao đổi chất với các tế bào,
mô, cơ quan... giảm sút! Vì vậy người uống nhiều nước sẽ hay mệt
mỏi, sức chịu đựng và khả năng đề kháng suy sụp! Thế mà Y khoa
lại khuyến khích mọi người “uống nước nhiều để tăng cường đào
thải độc tố”, thì thật là không còn gì để nói nữa!
+ Bình thường lượng nước trong cơ thể được giữ cân bằng qua
cảm giác khát khi thiếu và đi tiểu khi thừa. Uống nhiều nước thì thận
phải làm việc nhiều hơn để lọc và đào thải nước thừa, do vậy hiển
nhiên sẽ làm hại thận! Thậm chí sau khi uống nhiều nước là phải đi
tiểu ngay. Đó là tiếng nói của cơ thể: “Tôi không cần nước nữa, xin
đừng đưa thêm vào! Đưa nước vào tôi phải tống ra ngay đây này”!
Mà tiếng nói của cơ thể thì luôn luôn trung thực và chính xác!
Thế nhưng con người hiện đại tuy rất thính nhạy với tiếng nói của
người bên cạnh, của đồng nghiệp, với đài ngoại quốc... nhưng lại
hoàn toàn “điếc” trước tiếng gào thét của chính cơ thể mình
(*)
!
(*)
Muốn nghe được tiếng nói của cơ thể mình, đòi hỏi cuộc sống
phải trong sạch, đầu óc rỗng lặng, có nghĩa là phải đạt trình độ Tâm
thức cao!
• Thứ ba, lập luận có vẻ thuyết phục của Y học hiện đại là: Uống
nhiều nước để tạo sự chênh lệch nồng độ nên dễ đào thải chất độc!
Theo tôi lập luận này hoàn toàn sai, vì: Uống nhiều nước thì đi tiểu
nhiều, nước tiểu trong, tức là nồng độ chất thải “loãng”; Uống ít, thì
đi tiểu ít, nước tiểu đặc, tức là nồng độ chất thải “đặc”. Như vậy,
không phải uống nhiều nước thì sự đào thải chất độc sẽ tăng tương
ứng!
Bởi vì, khác hẳn với vật chất vô sinh, cơ thể sống có khả năng vận
chuyển chất, (hấp thu và đào thải) ngược chiều gradient nồng độ.