nhiên và muối tinh. Vì thế, các nhà Y khoa nước này đã đưa ra chủ
trương giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để phòng ngừa bệnh
tim mạch.(!)
Quan niệm rất sai lầm này đã ảnh hưởng sâu rộng đến Y khoa, Dinh
dưỡng học ở nhiều nước, kể cả Việt Nam, nên người ta luôn “kết
tội” muối là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe và khuyến khích mọi
người ăn nhạt.
Thật là một chủ trương xuất phát từ sự hiểu biết quá nông cạn,
phiến diện, sai lầm.
Vì “muối tinh” chỉ là một phần của hạt muối tự nhiên. Mọi kết luận
của khoa học và Y khoa về muối đều xuất phát từ một phần của tổ
hợp tự nhiên, hoàn thiện đó, nên chỉ là một phần của sự thật. Mà
“một nửa của sự thật còn tệ hại hơn cả sự lừa bịp” (Osho).
Các nhà thực dưỡng theo trường phái Ohsawa khuyến khích nên
dùng tương miso hoặc tamary lâu năm (ba năm trở lên) thay cho
muối. Vì chúng có đủ mọi thành phần của hạt muối tự nhiên, lại có
hàm lượng natri cao, tạo nội môi trường kiềm tốt, nhưng vẫn đầy đủ
các chất khoáng khác, lại nhiều đạm, đặc biệt vitamin B12 là chất có
rất ít trong thực vật. Tương lâu năm còn có chất zyzycobin tác dụng
đào thải kim loại nặng trong cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, đậu
tương thuộc loại thực phẩm khó tiêu, nhưng trong tương lâu năm thì
các thành phần của hạt đậu đã chuyển hóa triệt để thành các axít
amin nên rất bổ và dễ hấp thu.
Vì thế, dùng tương lâu năm thay muối sẽ rất tốt. Bản thân tôi có một
thời gian hơn một năm chỉ ăn tương lâu năm tự làm, thay cho muối,
nên sức khỏe luôn trong tình trạng sung mãn.
• Nhu cầu muối ăn tùy theo trạng thái của cơ thể. Nhìn chung người
ăn nhiều thịt do có nhiều Natri thì chỉ cần 5 đến 10 gam muối mỗi
ngày. Người ăn nhiều thảo mộc là loại chứa nhiều Kali (mà Kali bài
xuất Natri) nên cần bổ sung nhiều muối hơn (20 đến 30 gam/ngày).
Người lao động nặng ra nhiều mồ hôi nên ăn mặn hơn để bù cho
lượng muối bị mất...