MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 102

tàu bị đánh chìm đó. Và trong bức thư tôi cũng nói rõ ý nguyện của mình là
muốn lập một tấm bia tưởng niệm tại chiến trường xưa.

Nhưng trong bức thư trả lời sau đó, ông Sato đã cho tôi biết một

chuyện không thể ngờ:

“Khi quân Nhật Bản đồn trú tại Việt Nam đã có hai triệu người chết

đói, trong đó một nửa là những người dân bình thường. Tôi hiểu được tấm
lòng muốn dựng bia tưởng niệm của ông, nhưng việc dựng bia tại Việt Nam
có nghĩa là bên phía Việt Nam phải cấp đất và chịu trách nhiệm quản lý về
sau cho việc an ủi vong linh những “kẻ xâm lược” đã chết. Vì thế cần phải
thận trọng xem xét xem bên phía Việt Nam có thể hiểu và đồng cảm được
việc này hay không?”

Tôi cảm thấy như mình bị đánh vào chỗ hiểm khi nhận được lời chỉ

trích quan trọng đó.

Tôi bắt đầu suy nghĩ và hành động thận trọng từ việc an ủi vong linh

người đã khuất trong đó có cha tôi. Tuy vậy, người Việt Nam địa phương
nghĩ như thế nào về quân Nhật Bản lúc đó và người Nhật hôm nay nhỉ? Đối
với Việt Nam, cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương là cuộc chiến như thế
nào? Về điều này, tôi hoàn toàn chưa hiểu rõ.

Lễ tế vong linh với trách nhiệm quốc gia

Vào lúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu, Việt Nam đang là

thuộc địa của Pháp, và được gọi là vùng Đông Dương thuộc Pháp. Cùng
với Lào và Cambodia, Việt Nam chịu sự cai quản của chính phủ Đông
Dương là cơ quan đầu não của Pháp. Tuy nhiên, ngay tại nước Pháp thì vào
năm 1940, quân Pháp đã thua quân Đức Quốc xã và thiết lập một chính
quyền thân Đức gọi là chính phủ Vichy. Do đó chính phủ Đông Dương
cũng phải thay đổi đường hướng theo ý định của chính phủ Vichy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.