MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 100

đã kể cho anh nghe về ý định làm lễ tế vong linh của tôi. Sau khi nghe
chuyện, anh ấy quyết định sẽ giúp tôi thực hiện việc này. Việc tìm kiếm ra
được người Việt Nam địa phương giúp đỡ mình quả là một tin thật tốt lành
với tôi. Rồi từ mùa hè năm đó, tôi cùng với một số thành viên trong Chi hội
lập thành một nhóm tiến hành việc chuẩn bị cho lễ tế, vừa liên lạc với phía
Việt Nam vừa chuẩn bị cho cuộc hành trình.

Tôi viết đơn xin phép tường trình về nội dung lễ tế, nơi chốn, xin

thuyền cho hải quân. Nhờ doanh nhân địa phương giúp đỡ mà tôi có thể lên
kế hoạch và trao đổi chi tiết những việc cần làm. Ứng với sự điều chỉnh của
bên tiếp nhận mà chúng tôi xúc tiến việc đặt vé máy bay và quyết định
thành viên tham gia. Cuộc lễ tế càng ngày càng dần trở thành hiện thực rõ
ràng.

Trong quá trình đó, tôi ôm ấp một ý định muốn làm một tấm bia tưởng

niệm nơi hiện trường. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, đúng như tên
gọi hầu hết chiến trường đều diễn ra ở Thái Bình Dương. Nơi những vùng
đất xa Tổ quốc có rất nhiều người Nhật Bản đã hy sinh, đó là điều quá rõ
ràng, không cần phải nói. Sau chiến tranh, cùng với sự phát triển kinh tế
của Nhật Bản và khôi phục quan hệ ngoại giao với các nước khác, các tấm
bia tưởng niệm những người hy sinh được dựng lên ở các chiến trường.
Nhiều trong số đó là do những thân nhân người Nhật và binh sĩ giải ngũ
xây dựng nên.

Năm 1973 (năm Chiêu Hòa thứ bốn mươi bảy), ở Kariraya thuộc

Philippines dựng bia tưởng niệm những người hy sinh ở Hishima. Năm
1974, dựng bia tưởng niệm những người hy sinh ở miền trung Thái Bình
Dương ở Saipan. Năm 1980, ở thành phố Rabaul thuộc Papua New Guinea
dựng “Bia tưởng niệm những người hy sinh trong chiến tranh Nam Thái
Bình Dương”. Năm 1981, ở Yangon Myanmar dựng bia kỷ niệm hòa bình
Burma…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.