MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 98

Ngày 22 tháng 12 là ngày cha tôi hy sinh cùng với con tàu Otowasan

Maru. Tôi mang theo mô hình tàu đến chùa Bồ Đề nơi quê nhà. Tôi đưa mô
hình ra, nhờ vị sư trụ trì đọc kinh xong rồi đem đến đặt trước mộ cha tôi và
chắp tay cầu nguyện:

“Chan à, chan hãy lên chiếc tàu này nhé.”

Nhìn gần sát chiếc tàu mà cha đã lên lần cuối cùng, tôi cảm thấy

khoảng cách với người cha trở nên gần lại hơn rất nhiều.

Ý định làm cuộc tế vong linh trên biển

Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, mặc dù tôi đã nói ra ý định

muốn làm một buổi tế vong linh trên vùng biển vịnh Batangan nhưng ý
nguyện đi thuyền ra đến tận nơi thì chưa thực hiện được. Sau khi về nước,
ý nghĩ làm sao phải đi thuyền ra đến tận nơi để làm lễ tế vong linh cha càng
ngày càng đậm trong tôi.

Hơn nữa, vùng biển nơi tàu chìm đó không chỉ có riêng mình cha tôi.

Chỉ riêng chiếc tàu Otowasan Maru thôi đã có một trăm mười chín người tử
trận, ngoài ra hai chiếc tàu cùng đoàn là Omurosan Maru và Arita Maru
cùng chìm theo gần đó và thêm nhiều người hy sinh nữa. Do đó cuộc tế
vong linh trên biển là nhắm đến toàn thể những người tử trận chứ không
riêng gì cha tôi. Vì lý do đó mà tôi nuôi ý định chuẩn bị lại từ đầu.

Trong chuyến đi ra thăm vùng biển nơi tàu chìm lần đầu tiên, điều trăn

trở của tôi là làm sao để những người Việt Nam hiểu rõ ý định của mình và
giúp tôi hoàn thành cuộc tế vong linh trên biển. Để một người nước ngoài
đến từ một nơi khác biệt hoàn toàn về thể chế xã hội đi thuyền ra biển và cử
hành nghi lễ, cần phải có giải thích rõ ràng và các thủ tục cần thiết. Nếu
không có người giúp đỡ tôi ngoài biển thì tôi không thể điều động thuyền
và tiến hành các thủ tục. Để tìm kiếm người giúp đỡ, tôi phải tạo ra một
mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.