Cô ấy gọi điện đến. Bảo rằng di cốt không còn, bia mộ chỉ chôn chiếc
mũ mà ông thường đội thôi. Cô vừa khóc vừa tạ lễ.”
“Mô hình lập thể khác với tranh hay hình ảnh, nó dường như cho ta
cảm giác thực hơn. Và tôi quyết ý làm những mô hình thuyền không phải
cho mình mà cho thân nhân của những người đã hy sinh.”
“Ông cũng làm mô hình tàu di tản trẻ em Tsushima Maru nữa. Chiếc
tàu này đang trên đường di tản từ Okinawa đến Nagasaki thì bị đánh chìm,
làm khoảng 1.400 người thiệt mạng. Trong cuộc triển lãm chiến tranh được
mở vào năm 1986, có một người đàn ông đứng trước mô hình của ông Sato
mà sùi sụt khóc. “Tôi đã mất hai đứa con mười tuổi và tám tuổi khi ấy. Ở
quê nhà an toàn vậy mà cứ cố đẩy hai đứa chúng nó đi làm gì”. Vừa nói
vậy, ông vừa lấy tay mân mê đường viền mô hình tàu. Sau cuộc triển lãm,
ông Sato đã tặng lại mô hình tàu cho người đàn ông đó.
Cũng có thân nhân của thuyền viên tàu chở dầu viết thư cảm tạ như
thế này. “Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn không nghĩ là cha đã chết. Trong đêm
khuya mỗi lần nghe tiếng giày là tôi lại kéo cánh cửa giấy, tưởng là cha về
nhà. Cuối cùng, lần này cha đã lên chiếc tàu vận chuyển trở về nhà chúng
tôi rồi… (Lược bỏ)… Từ trong tâm khảm, tôi cùng với vợ chắp tay lại mà
nói rằng “mừng cha đã trở về nhà”.”
(Bài báo đã trích dẫn)
Dĩ nhiên, người thân chắp tay khấn nguyện chính là tôi. Di cốt không
có, những vật kỷ niệm lúc sinh thời cũng dường như không còn. Những gia
đình thân nhân như vậy nhiều lắm. Đọc xong bài báo, tôi có cảm giác khác.
Những gia đình thân nhân đó đều ngóng trông được nối kết tâm tư với
người đang chìm khuất nơi biển xa. Những mô hình tàu mà ông Sato làm ra
trở thành một kỷ vật quan trọng, là manh mối tuyệt vời để kêu gọi người
cha đang ngủ yên dưới đáy biển trở về.