MỘ BIA GIỮA BIỂN - MẢNH ĐẤT CUỐI CÙNG NƠI NGƯỜI CHA NẰM LẠI - Trang 105

người dân Việt Nam và gia đình tôi chắc chắn là nối liền với nhau. Tuy
nhiên, sự thực là Nhật Bản đã gây ra cuộc chiến tranh đó, đã đưa nỗi khổ
của chúng tôi về hai phía “người xâm hại” và “kẻ bị hại” mà thôi.

Sau khi biết được điều đó, ngay lập tức tôi viết thư trả lời ông Sato:

“Cảm ơn lời chỉ dạy quý báu của tiên sinh. Rất nhiều người đã
chết đói nhưng phần lớn lại là người nông dân. Theo như những
điều tôi biết được, tỉnh Quảng Ngãi là một trong những nơi
nghèo nhất Việt Nam. Về việc lập bia tưởng niệm, tôi muốn nói
với tiên sinh sau khi đã xem xét cẩn thận lời khuyên quý giá đó:
Tôi đã đến nơi và tìm hiểu sự tình, việc dựng bia không phải là
chuyện đúng sai gì cả. Nhưng tôi nghĩ là sẽ có một phương pháp
khác để có thể đi thuyền ra đến tận nơi được.”

Đó là tâm trạng chân thành của tôi. Mặc dù trong lịch sử quân Nhật

Bản đã gây những thiệt hại to lớn cho đất nước này, nhưng người Việt Nam
đã hết sức giúp đỡ tôi trong việc thực hiện cuộc lễ tế vong linh lần này. Ý
định làm bia tưởng niệm tạm thời gác qua; trước hết, tôi phải cúi đầu cảm
tạ sự giúp đỡ tận tình này đã. Ngay cả người quen đã vẽ bản thiết kế bia
tưởng niệm cho tôi cũng biết rõ sự tình này và hiểu cho tôi rồi.

Những hy sinh mất mát của Việt Nam đã làm tôi phải suy nghĩ lại về

trách nhiệm chiến tranh của Nhật Bản.

Sau chiến tranh, Nhật Bản đã không nhìn nhận trách nhiệm gây hại

của mình trong chiến tranh, đã không bồi thường thiệt hại đầy đủ với tư
cách quốc gia. Điển hình là vấn đề phụ nữ mua vui cho lính Nhật

[21]

ở các

nước châu Á. Về mặt giáo dục và chính trị, so với những mất mát hy sinh
lớn lao mà Nhật Bản đã gây ra cho các nước châu Á thì những nỗ lực bồi
thường sau chiến tranh chẳng phải còn thiếu tính nhất quán hay sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.