Những nhà nông xung quanh hầu như đã kết thúc việc thu hoạch mùa
màng của mình. Nhìn cánh đồng lúa nước nơi vùng thung lũng dưới con
dốc trước nhà thì thấy nhà nào cũng đang tấp nập chuẩn bị phơi lúa.
Trong ruộng thì cứ cách khoảng hơn một gian lại neo một chiếc
thuyền gỗ dài có đến bảy mét, trên đó vắt ngang những thanh trúc được cột
chặt lại bằng dây leo. Những thanh trúc đó cứ khoảng sáu mươi đến bảy
mươi xen-ti-mét lại được kết lại với nhau từ một đến tám tầng. Khi đặt
dựng đứng lên, tám tầng này có chiều dài hơn mười lăm mét. Người ta cố
gắng hết sức để xoay nó về phía đón nhiều ánh mặt trời và nhiều gió.
Người ta làm thêm một cái cột trụ để chịu được gió mạnh. Trên những
thanh trúc mới được làm xong như thế người ta treo từng bó lúa mới được
gặt xong, nên công việc này được gọi là “phơi lúa”. Nếu những ngọn lúa
không được hong khô thì việc đập lúa về sau sẽ rất khó khăn. Việc nhà
nông thời kỳ này từ khi phơi lúa, đập lúa, phơi thóc, tuốt vỏ… đúng thật là
bận rộn đến tối tăm mặt mũi.
Tuy nhiên cũng có ruộng lúa thu hoạch trễ và những cây lúa trĩu nặng
bị gió thổi ngả rạp xuống nằm yên đó. Đó là đồng lúa của gia đình tôi.
Trong nhà không đủ nhân lực nên ngay cả việc cắt lúa còn không thể thực
hiện nói chi đến việc mang lúa đem phơi.
Đó là ngày xuân khi mùa thu hoạch đồng áng đang rộn ràng, cha đã
xin nghỉ phép trở về quê sau khi lên đường đi vào quân ngũ hồi mùa xuân
năm trước. Bà nội tôi ở Uyama qua đời. Không hiểu làm sao mà tôi không
còn nhớ hình ảnh dân làng tiễn cha lên đường nhập ngũ vào mùa xuân năm
trước. Nhưng sau khi nhập ngũ, trong năm đó có hai lần cha xin nghỉ phép
về thăm nhà thì tôi vẫn nhớ. Lần nào cũng vậy, cha tôi hồi hương là vì tang
lễ của người họ hàng, lần thứ hai là vì bà tôi mất. Đối với tôi, lần hồi hương
thứ hai này là ký ức cuối cùng của tôi về cha.
Ngày hôm đó, mẹ chỉ cánh đồng còn bỏ dở việc thu hoạch nhờ cha
phụ một tay. Nhưng lúc đó, từ chính miệng cha lại thốt ra những lời không