Ngày hôm sau, tại nhà ga Bichu Kawamo, hình ảnh người cha đã mất
hút trước mắt những đứa con đứng tiễn như bị ai đó giật lấy đi.
Hình bóng người cha từ trên xe lửa chồm người ra ngoài, bàn tay liên
tục vẫy vẫy chiếc mũ lính đã trở thành một dư ảnh bùng cháy trong đáy mắt
tôi, trong tay tôi hơi ấm và cảm giác bàn tay cha khi siết chặt vẫn còn
nguyên vẹn. Tuy thế, chẳng bao lâu sau khi trầm mình vào cái dư âm ấy, tôi
và anh trai phải vội vã đến trường.
Giữa đường chúng tôi vào chùa Ngự Đại Sư đường chấp tay nguyện
cầu cho cha được bình yên. Chúng tôi tiếp tục đi một đoạn, đến chỗ vũng
nước được tạo thành do dòng nước nhỏ phun ra từ chỗ đất nghiêng thì anh
tôi dừng lại và bảo:
“Này, rửa mặt đi.”
Vì để mặt mũi tèm lem nước mắt vô lớp học thì khó coi.
Tôi ngoan ngoãn gật đầu.
“Dạ.”
Tôi lấy hai tay chụm lại múc nước xoa mặt thật mạnh. Làn nước mát
lạnh làm tinh thần tôi trở nên sảng khoái.
Giờ học đã bắt đầu từ lâu. Khi tôi bước vào lớp, tất cả mọi người đồng
loạt quay lại nhìn. Trên mặt tôi, những giọt nước mắt đã khô!
Làng quê thời chiến
Ngôi trường tôi đi học là cơ sở trực thuộc được gọi là “Bồi căn học
xá” của trường Quốc dân học hiệu Kawamo. Là ngôi trường được làm bằng
gỗ cũ vào giữa thời Minh Trị, giờ học thì lẫn lộn nhiều cấp bậc với nhau.
Học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4 học chung trong một lớp. Lớp 5 và lớp