của huyền cung nên gọi là "Núi bàn thờ". Bàn thờ đối xứng với bảo điện,
có thể nói là kiệt tác của tạo hóa, lại có khả năng tự dấu mình, ở dưới chân
núi không thể nhận ra, chỉ còn cách lên núi bàn thờ mới có thể ngắm nhìn
ngọc hoàng điện. Địa thế từ nam sang bắc, dần dần lên cao, phía sau có núi
cao trùng điệp, có thể tựa vào. Địa thế đắc địa như vậy, người táng ở đó
chắc chắn sẽ được cả vạn người cúng tế!
Theo tục lệ từ xưa, mộ phần của vương hầu lấp cao bao nhiêu cũng
phải theo quy củ, vượt quá nửa thước cũng là có tội. Quy mô của Tần
vương huyền cung có lẽ không bằng lăng tẩm Hoàng đế, nhưng địa thế
long mạch không hề thua kém. Lăng tẩm thời Minh triều quan trọng nhất là
địa thế. Cửa, hành lang, tiền đường, minh lầu bảo thành, tẩm điện tế cung,
đều được bố trí theo một trục ở giữa, mặt quay về hướng nam, lưng hướng
về phía bắc, từ dưới lên trên, trước sau theo thứ tự là các hình rùa, rắn; hai
bên trái phải toàn là rồng, hổ. Lăng tẩm đều được bố trí ở gần sông và xa
núi, ngôi thứ rõ ràng, khí thế uy nghiêm, nhìn vào giống như một bức họa
khiến người xem vô cùng cảm thản. Theo như sách "Mười sáu chữ âm
dương phong thủy bí thuật" thì địa thế bố trí lăng mộ, cung điện Tần vương
trên núi chắc cũng tương tự như vậy.
Ở đây đã từng có thời vô cùng hưng thịnh, trên núi đầy tùng bách bao
phủ, chim thú quý hiếm rộn ràng dạo chơi. Có điều trải qua mấy trăm năm
biến thiên của lịch sử, cây cối và cung điện đã không còn gì, chỉ vẻn vẹn
còn sót lại một cái hố lớn, do đám quân đạo tặc ngày đêm sống chết đào
lên, nhìn giống như cả một mảng núi đã bị móc đi. Giữa hố cỏ dại, gai góc
mọc um tùm, thê lương tiêu điều, ngổn ngang gạch đá. Ngọc hoàng điện
vốn dĩ bề thế là vậy mà nay đã bị tàn phá thành một quả núi hoang.
Đoàn chúng tôi đi vòng quanh quá nửa quả núi, thấy cái hố này vừa
rộng lại vừa sâu, vùng đất này tuy khô hạn nhưng cũng không phải không
có mưa, đáy hố ngổn ngang đất đá, cỏ dại còn cao hơn người, đi vào nửa
bước cũng khó khăn. Răng Vàng không quen đi đường núi, thở không ra