Ổi là thứ quả Taverniere mô tả đúng, nhưng ông lại không đúng khi nói về
công dụng của nó bởi dù xanh hay chín ổi đều dễ gây táo bón, nên chẳng
mấy ai ăn ổi xanh.
Đu đủ có hình dáng như dưa bở, ăn có vị chứ không đến nỗi khó chịu.
Cau, người Mã Lai gọi là penang, là giống cây mọc thẳng đứng, không có
cành, ngọn trùm ra như vương miện, quả cau to như quả trứng bồ câu. Phần
lớn người Ấn nhai cau với một thứ lá mà người Bồ Đào Nha gọi là beetle
(trầu) còn người Mã Lai gọi là sera. Thức nhai này làm dịu hơi thở, chắc
răng, phấn chấn tinh thần; nhai rồi nước trầu có vị đỏ. Trầu phổ biến đến nỗi
người ta không thể tiếp đón bạn bè mà không có đĩa trầu để mời. Người
Đàng Ngoài cũng như người Xiêm và người Mã Lai, sẵn sàng nhịn một
phần ba bữa ăn để mua trầu. Quả sung được người Đàng Ngoài gọi là hungs,
vị như cà rốt nhưng êm hơn cà rốt, chẳng giống vị quả vả ở châu Âu chút
nào.
Một thứ quả khác là chuối, Taverniere gọi nó là quả sung Adam, dài độ
gang tay, có khi ngắn hơn.
Dọc đường cái quan ở xứ Đàng Ngoài có nhiều những rặng cây lớn và
những hàng quán bán trầu và nước trà, thật tiện lợi cho lữ khách. Những
rặng đa lớn có tán che mát cho cả ngàn người đi đường. Tôi không thể phê
phán Taverniere về điểm này, chỉ nói thêm rằng những rặng cổ thụ tôi nhìn
thấy ở các xứ Swallow, Mareene, Surat có kích cỡ lớn hơn nhiều.
Xứ Đàng Ngoài có nhiều quả vải mà người địa phương gọi là bajay, sinh
trưởng chủ yếu trong phạm vi từ vĩ độ 20° đến vĩ độ 30° bắc. Quả vải mọc
trên cây cao, lá tựa như lá nguyệt quế, quả mọc trên cành trông như hằng hà
vô số trái tim, độ to nhỏ khác nhau nhưng trung bình như quả trứng. Vải
chín có màu đỏ thẫm, vỏ xù xì nhưng mỏng và dễ bóc, cùi mọng có nước
trắng. Vải chín có vị ngon tuyệt chính vụ vào tháng Tư và không kéo dài quá
40 ngày. Lúc đó một vị tướng quân sẽ mang theo lệnh chỉ đến dán vào
những cây nhãn ngon nhất vùng, không kể chúng thuộc về ai. Chủ nhân của
những cây nhãn bị đánh dấu này không chỉ không được hái ăn, mà còn có
nghĩa vụ trông nom không để người khác xâm phạm, nếu không sẽ bị triều