MÔ TẢ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Trang 24

lợi ích của ông ta. Ngoài ra, bề mặt các đồng tiền này sẽ bị bào mòn trong
một vài năm nên mất giá trị lưu hành, gây thiệt hại lớn cho thương nhân và
tạo định kiến trong công luận. Và thế là bạc chảy ra ngoài mà không để thu
đổi lương thực - đây quả là một chính sách tệ hại.

Nghịch lý nằm ở chỗ, dù Chúa không quan tâm phát triển thương mại,

ông ta vẫn thu lợi hằng năm một khoản lớn thông qua các hình thức thuế
quan, thuế thân, lệ phí... Nhưng cho dù thu được khoản lớn như thế, chẳng
mấy đồng nằm lại được trong ngân khố quốc gia bởi Chúa luôn duy trì một
đội quân thường trực đông đảo, bên cạnh một số chi phí không cần thiết
khác. Có thể nói, thật đáng tiếc cho vương quốc Đàng Ngoài bởi theo lệ
thường - với những cơ hội và điều kiện thuận lợi như thế - vương quốc phải
trở nên giàu có và nền thương mại hưng thịnh không đến mức bị đình đốn.
Nếu chúng ta xét đến thực tế là Đàng Ngoài có đường biên giới chung với
hai tỉnh giàu có của Trung Quốc thì rõ ràng là chẳng mấy khó khăn để hàng
hóa của đế chế Trung Hoa rộng lớn chảy sang Đàng Ngoài, ngược lại, một
số lượng lớn các sản phẩm của xứ Đông Ấn và châu Âu (nhất là hàng vải
len) có thể được đem lên tiêu thụ trên đó. Giá như triều đình cho phép
thương nhân nước ngoài buôn bán ở đó, vương quốc sẽ thu lợi lớn. Thế
nhưng Chúa (e ngại người châu Âu sẽ khám phá vùng biên viễn của vương
quốc mình - dù rằng chẳng hề nguy hại gì) đã, và sẽ còn tiếp tục, ngăn cản
hoạt động buôn bán quan trọng này.

Như đã đề cập trước đó, người Đàng Ngoài chỉ có duy nhất loại tiền đồng

nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ đúc vàng và bạc thành từng nén, trị giá
khoảng 14 đô-la, đến nay vẫn đang được lưu hành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.