dụng, tương tự như trường hợp người có học ở châu Âu thích viện dẫn chữ
Hy Lạp và Latin.
Hai giới tính nam và nữ khá tương xứng, khổ người nhỏ và thể trạng
tương đối yếu, có lẽ do họ ăn uống không đủ chất và ngủ không điều độ.
Người Đàng Ngoài mang làn da màu nâu tương tự như người Tàu và
người Nhật nhưng nhìn đẹp hơn. Phụ nữ nhà quyền quý có làn da đẹp như
những người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Mũi và mặt người Đàng Ngoài không đến nỗi tẹt như người Tàu. Tóc của
họ màu đen và mái tóc dài được coi như một nét trang sức. Bất luận nam
hay nữ đều để mái tóc dài thõng xuống. Riêng binh sĩ khi luyện tập và thợ
thủ công khi tác nghiệp dùng mũ che mái tóc đi, hoặc búi củ hành thành
nhiều lọn trên đỉnh đầu. Cả nam và nữ khi qua tuổi 16 hoặc 17 đều nhuộm
răng đen như người Nhật vẫn làm và nuôi móng tay dài như thói của người
Tàu. Móng tay càng dài càng đẹp và điều này thường chỉ có ở người quyền
quý.
Người Đàng Ngoài có phong tục mặc áo dài, không khác quần áo người
Tàu là mấy nhưng rất khác trang phục của người Nhật. Bức ảnh của
Taverniere vẽ người Đàng Ngoài đeo đai lưng thì thật xa lạ phong cách của
người xứ này.
Truyền thống lâu đời cấm người Đàng Ngoài mang tất và đi giày, ngoại
trừ văn quan và những người đỗ Tuncy
. Tuy nhiên, vào thời điểm này quy
định trên không còn ngặt nghèo nữa.
Tình cảnh của tầng lớp dân nghèo thật hết sức kham khổ bởi thuế cao và
lao động nặng nhọc. Đàn ông đến tuổi 18 hoặc 20 buộc phải nộp thuế hằng
năm từ 3, 4, 5, 6 hoặc 7 đô-la, tùy theo độ màu mỡ của đất canh tác tại mỗi
làng. Số tiền này được đóng hai lần trong hai mùa thu hoạch lúa vào các
tháng Tư và tháng Mười. Những hạng người sau được miễn loại thuế này:
người thuộc hoàng tộc, gia nhân trực tiếp của nhà Vua, Thượng thư và quan
lại triều đình, văn thân hay người có học, từ Singdo
trở lên được giảm một
nửa, toàn bộ binh sĩ và người trong quân đội, những người đã có được tự do,
kể cả dùng tiền chuộc hoặc được phóng thích, nếu muốn tiếp tục được