hưởng đãi ngộ này khi vị quân vương mới lên ngôi có thể chi một khoản tiền
nho nhỏ để mua quyền lợi này (thông thường hiếm khi bị từ chối). Thương
nhân dù buôn bán ở thành thị vẫn bị ghi danh đóng thuế ở bản quán của
mình, đồng thời chịu nghĩa vụ lao dịch vecquun
dụng (nếu không tự thực hiện thì có thể thuê người làm thay), từ sửa thành
đắp lũy, đắp đê, sửa đường... đến vận chuyển gỗ xây cung điện và dinh thự.
Thợ thủ công, bất kể thuộc ngành gì, đều bị áp nghĩa vụ lao dịch vecquun
6 tháng mỗi năm mà chẳng được một xu tiền công, cũng chẳng dám đòi hỏi
gì cho công sức lao động của mình. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào ông chủ
(quan lại) của mình để có thể kiếm được ít nhất là bữa ăn. Nửa năm còn lại
họ được phép kiếm sống nuôi bản thân và gia đình, thật khó cho những
người có vợ và con.
Nông dân ở làng quê, những người lĩnh canh những mảnh đất cằn cỗi nên
không có thóc để đóng thuế, được phép cắt cỏ thuê để nuôi đàn voi và ngựa
của quan. Mặc cho làng quê của họ cách xa chỗ cắt cỏ, họ vẫn phải tự lo liệu
chi phí cho việc định kỳ mang cỏ lên nộp trên thành phố.
Như đã nói ở phần trước, với cách cai trị như thế, nhà Chúa có thể duy trì
đám thần dân của mình đói khổ và thiếu thốn. Và quả thực biện pháp này có
vẻ cần thiết bởi nếu như không khống chế mạnh tư tưởng tự mãn và manh
động của họ thì người dân lại quên mất bản thân họ là ai. Tuy vậy nhưng
mỗi người đều hài lòng với những thành quả mình đạt được bằng sự chuyên
cần và có thể để lại cho con cháu những tài sản mình tích cóp được nếu như
đừng để tiếng đồn về sự giàu có của mình lọt đến đôi tai thính nhạy của vị
quan lớn.
Trưởng nam có quyền thừa kế nhiều hơn các em; con gái được thừa
hưởng rất ít gia tài và khó có thể khiếu kiện thành công nếu có anh em trai
thừa kế.
Người Đàng Ngoài mong ước có gia đình đông đúc và nhiều con cháu nên
các gia đình có phong tục nhận con nuôi, bất luận nam hay nữ. Những người
con nuôi có bổn phận tương tự như con đẻ, chẳng hạn: