Chương IX
Những người có học ở Đàng Ngoài
N
gười Đàng Ngoài rất hiếu học vì đây là con đường để đạt được quyền
lực và vinh hiển. Đây là động lực khiến người Đàng Ngoài miệt mài và
chăm chỉ học hành. Nhưng cũng như ở nhiều nơi khác, sĩ tử đỗ đạt hay thất
bại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhất là liệu họ có trí nhớ tốt hay không bởi
nghiệp học ở đây và thứ chữ tượng hình rất cần có trí nhớ tốt. Mỗi chữ là
một nghĩa nên cần phải có trí nhớ tốt để thuộc lòng các chữ. Do vậy nên có
người đỗ đạt sau mười hai hoặc mười lăm năm sôi kinh nấu sử; nhưng cũng
có kẻ hai lăm hoặc thậm chí ba lăm năm đèn sách mà vẫn lận đận, thậm chí
có người chẳng thể đỗ đạt dù tiêu tốn cả đời mình vào nghiệp học hành.
Khi người học cảm thấy tự tin về khối kiến thức của mình họ sẽ đăng ký
dự thi. Ở Đàng Ngoài người học không bị buộc phải học cũng như không
hạn chế tuổi tác với người đi thi. Họ cũng không có các trường công để dạy
học. Các bậc phụ huynh tự chọn cho con mình một người thầy mà họ nghĩ là
tốt và tự trả công dạy dỗ cho thầy.
Việc học của người Đàng Ngoài không đơn thuần có kiến thức về chữ
nghĩa - như kiểu người Âu chúng ta. Họ không am hiểu nhiều về triết học
phương Tây mà học theo ông Congtu
của nước Tàu, người sáng lập ra các
kiến thức nghệ thuật và khoa học. Khổng Tử chỉ viết ra duy nhất một trước
tác, nhưng biên soạn thêm bốn cuốn sách khác trên cơ sở tập hợp kiến thức
từ các nhà triết học cổ đại Trung Quốc, luận chủ yếu về châm ngôn, lý luận
chính trị, đạo đức, lễ nghĩa... Các nguyên tắc của Khổng Tử rất phù hợp với
những quy tắc cai trị của nhà nước cũng như các quy định về hành vi cư xử
của con người. Những cuốn sách này được tập hợp lại thành bộ Tứ Thư. Bộ
Tứ Thư cùng với năm cuốn sách khác nữa mà trước đây tôi đã nhắc đến hợp
thành một bộ chín quyển
. Đây là bộ sách cổ nhất và với danh tiếng của nó
không một người Đàng Ngoài chấp nhận điều gì trái với nội dung bộ sách
này cả. Bộ sách này không chỉ là nền tảng của học vấn cho người Trung