MÔ TẢ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Trang 53

Chương X

Về thầy thuốc và bệnh tật ở Đàng Ngoài

Đàng Ngoài mỗi cá nhân đều có thể trở thành thầy thuốc và quả thực

mỗi người đều có thể là thầy thuốc cho bản thân mình, bởi thế ngành khoa
học cao quý này trở thành một sự hành nghề công cộng của những người
thấp kém của quốc gia, bị dân chúng coi thường trong khi vẫn khoan dung
điều đó.

Việc học nghề thuốc chỉ thông qua việc đọc mấy quyển sách của người

Tàu hướng dẫn cách sắc, bốc các loại rễ, dược thảo, kèm theo những chú
giải mơ hồ về số lượng, đặc điểm dược tính... Một cách lộn xộn. Họ thường
không thông hiểu lắm cho đến khi họ đã làm nhiều và có kinh nghiệm. Họ
hầu như chẳng hiểu gì về sinh lý cơ thể, bản chất và cấu tạo của cơ thể
người, về sự phân chia thành một số bộ phận của cơ thể theo đó bệnh tật
thâm nhập vào trong cơ thể người. Căn nguyên mà họ thường quy kết bệnh
là do máu - khởi nguồn của mọi rối loạn trong cơ thể người mà không quan
tâm đến thể trạng hoặc trạng thái của người bệnh lúc đó. Họ cho rằng có thể
thành công sau ba hoặc bốn ca điều trị mặc dù hoàn toàn mang tính cầu may
(bởi bản thân họ cũng đâu có lý giải được phương thức chữa trị cho bệnh
nhân) và có thể thành thầy thuốc nổi tiếng để từ đó có thể làm hại người
bệnh một cách vô tội vạ. Người bệnh có tính thiếu kiên nhẫn nên nếu thấy
bệnh chưa thuyên giảm họ sẽ chuyển sang nhờ thầy thuốc khác chữa trị.
Nhưng kết quả chỉ làm bệnh ngày thêm nặng, cho đến khi bệnh nhân khỏi
hoặc tử vong do thiếu kiên nhẫn cũng như thiếu sự chẩn đoán và điều trị hợp
lý.

Khi bệnh nhân đến, thầy thuốc thường bắt mạch ở hai điểm trên cổ tay

(như người Âu chúng ta vẫn làm). Những thầy thuốc bắt mạch giỏi mà ông
Taverniere nói đến chắc hẳn là người Trung Quốc. Tôi phải thừa nhận là một
số thầy thuốc Đàng Ngoài rất giỏi. Tuy nhiên, một số lớn hơn thường là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.