đỉnh cao của sức mạnh, cương giới mở rộng ra đến tận nước Xiêm, nên càng
không thể tin rằng vương quốc của người Việt có thể tồn tại độc lập được
mà đã bị nhập vào lãnh thổ của người Hán.
Có thể là người Hán không duy trì được sự cai quản lâu dài của mình đối
với vùng đất phương Nam bởi vì cuộc xâm lược của người Tác-ta từ phương
Bắc (hoặc thêm lý do gì khác nữa). Sau khi người Hán rút khỏi thì Vua Đinh
lên ngôi, vẫn chưa có sự thống nhất về việc lên ngôi của Vua Đinh: hoặc là
do người Hán đưa ông lên ngôi hoặc là do ông tiếm ngôi vua với sự hậu
thuẫn của những kẻ lông bông và những tầng lớp dưới của xã hội. Người ta
cho rằng Vua Đinh chẳng ở ngôi được lâu bởi ông bị ám sát bởi những
người có vai vế. Có thể những chính sách khắc nghiệt Vua Đinh đã làm mất
đi sự phục tùng của người dân, cũng có thể người dân không muốn tiếp tục
phò tá một kẻ đồng bang nữa - một thứ tâm lý của những tộc người bị sống
trong cảnh nô lệ không biết tận dụng sự tự do mình mới giành lại được - nên
Vua Đinh bị sát hại. Sau khi đã nếm đủ khổ đau của những năm tháng cát cứ
liên miên, người dân đồng tình tôn vinh một vị Hoàng tử lên làm Vua, gọi là
Vua Leedayhang
Người Đàng Ngoài nói rằng dưới triều tân vương Lê Đại Hành, người
Trung Quốc xâm lược nước họ nhưng họ không nói rõ lý do của cuộc xâm
lược trên. Tôi cho rằng có thể là một đám loạn đảng Trung Quốc đã dạt vào
xứ này và người Việt đã đánh thắng nhiều trận. Tuy nhiên, giữa lúc cuộc
kháng chiến đang diễn ra thì Vua Lê Đại Hành băng, không biết do tử trận
hay vì lý do gì khác, để lại ngôi báu cho Libatvie
, một Hoàng tử dũng mãnh
và có đầu óc chính trị. Ông đã kế tục một cách thắng lợi sự nghiệp vẻ vang
của Lê Đại Hành, đánh tan quân xâm lược Trung Quốc trong sáu hoặc bảy
trận giao tranh, đưa đất nước trở lại thời kỳ thái bình và xây dựng nhiều
cung điện nguy nga ốp lát đá cẩm thạch. Sau nhiều năm, các công trình trên
đã bị phá hủy, chỉ còn lại một số cổng và thành như chứng tích của một thời
vàng son.
Người ta nói rằng dưới triều Libatvie, đất nước thịnh trị đến tận đời Vua
thứ tư hoặc thứ sáu. Tuy nhiên, vị Vua cuối cùng không có con trai nên phải
để lại ngôi báu cho nàng Công chúa - người kết hôn với một vị Hoàng tử