Bắc. Người Đàng Ngoài chẳng mấy quan tâm đến việc này bởi chúng chẳng
qua chỉ nhằm thỏa mãn thói kiêu hãnh của người Trung Quốc. Năm nay
(1683) một sứ thần của triều đình Bắc Kinh mang đến Thăng Long sắc
phong tước vương cho Vua Lê, vốn đã được chuẩn y từ 8 hoặc 9 năm về
trước. Vị sứ giả Trung Quốc được đón tiếp với tất cả sự trọng thể mà Chúa
có khả năng thực hiện được. Mục đích của Chúa không phải vì thiện cảm
dành cho sứ thần phương Bắc mà để khuếch trương thanh thế về sức mạnh
của ông. Chúa cho phô ra đông đảo quân binh trong trang phục chỉnh tề may
bằng thứ vải nhập khẩu của người Anh hoặc người Hà Lan, những đội voi
chiến được trang trí đẹp và uy nghi, những đội thuyền chiến sơn son thếp
vàng... Mặc cho những sự bày vẽ trên, sứ thần Trung Quốc vẫn chẳng thèm
đếm xỉa đến việc ghé thăm Chúa (dĩ nhiên là chưa có sứ thần phương Bắc
nào làm việc đó), coi Chúa chỉ là một kẻ tiếm ngôi hèn hạ, một kẻ tiện dân
tăm tối so với các bậc đế vương.
Trở lại vấn đề đang nói trên đây, sau khi quân Trung Quốc rút về nước, Lê
(Lợi) xưng vương và cai trị đất nước một vài năm. Những người kế vị tiếp
tục cai trị vương quốc trong khoảng 200 năm
Người này vốn chỉ là thường dân, xuất thân võ biền, làm nghề vật, sinh
trưởng tại ngôi làng Batshan ở vùng cửa sông - nơi ngày nay tàu thuyền
phương Tây thường ghé vào buôn bán. Nhờ có võ thuật điêu luyện mà Mạc
(Đăng Dung) được nhận vào triều làm quan. Nhưng tham vọng của ông ta
không chỉ dừng lại ở đó và nhắm tới ngai vàng và đã đoạt được ngôi báu
bằng những thủ đoạn ranh ma mà không cần động binh.
Sau khi chiếm được ngôi báu, họ Mạc xây dựng Batshan
và một số nơi
khác thành những khu đồn trú kiên cố nhằm đương đầu với các thế lực
chống đối, nhất là Hoawing
một Hoàng tử có thế lực ở vùng Tingiva
người công khai chống lại họ Mạc và khiến họ Mạc khiếp sợ. Nguyễn Kim
gả con gái cho Houtrin
- một người khỏe mạnh và dũng cảm, trước đây
từng là tướng cướp nổi tiếng - đồng thời phong cho làm đại tướng thống lĩnh
ba quân. Khi Nguyễn Kim chết, quyền lãnh đạo và nuôi dạy con trai duy
nhất của ông (lúc đó khoảng 14 hoặc 15 tuổi) được giao lại cho Trịnh Kiểm.
Kế tục quyền lực từ người cha vợ quá cố, Trịnh Kiểm mở nhiều đợt phản