công thắng lợi vào quân Mạc và cuối cùng tiêu diệt bè đảng của thế lực tiếm
quyền
. Trong lúc rối ren, họ Mạc chạy trốn lên trấn giữ vùng đất Cabury
-
chốn hoang sơ của những người thiểu số - và thần phục hoàng đế Trung
Quốc. Ngay sau khi tiến vào được kinh đô Kẻ Chợ và phá hủy các công sự
của họ Mạc, họ Trịnh
công bố khắp thiên hạ nếu ai thuộc dòng dõi Vua Lê
thì ra trình diện để ông tôn lên làm Vua, nói rằng cả đời ông xả thân chiến
đấu cũng chỉ vì mục đích đó. Quả như lời ông ta nói, khi người ta dẫn đến
một thanh niên thuộc dòng tộc nhà Lê, họ Trịnh - với tất cả sự chuẩn bị sẵn
sàng từ trước - vui mừng đặt anh ta lên ngai vàng và yêu cầu thần dân sùng
kính vị Vua hợp thức của vương quốc. Họ Trịnh tự xưng làm Chúa thống
lĩnh toàn quân. Điều này hẳn nhiên làm cho chàng trai trẻ của họ Nguyễn,
em rể của họ Trịnh
không thể hài lòng bởi họ Trịnh đã tước đoạt hết quyền
lực của cha mình để xây dựng thế lực hùng mạnh như hiện nay mà không
thèm đếm xỉa đến người con trai mồ côi họ Nguyễn. Trong khi đó, họ Trịnh
sau nhiều năm đòi hỏi Nguyễn Hoàng cung cấp lương thực cho triều đình
đã viết một lá thư đòi hỏi họ Nguyễn thần phục Vua Lê, nếu không sẽ bị kết
tội phản loạn chống lại triều đình. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến và sự ly
tán ở Đàng Ngoài. Mặc dù Nguyễn Hoàng không chống lại Vua Lê, nhưng
ông ta không thể chấp nhận việc họ Trịnh xưng Chúa và cho rằng vị trí đó lẽ
ra phải thuộc về mình mới phải. Nhưng vì thực lực quá yếu trong khi xứ
Thanh Hóa lại quá gần Kẻ Chợ, Nguyễn Hoàng cho rằng cách an toàn nhất
là xin vào nghỉ ngơi ở trong xứ Cochin-china
- nơi các quan và binh sĩ vui
mừng chào đón ông và tôn ông làm Chúa, hay tướng quân, của nhà Lê - vị
Vua hợp thức của họ - và kết tội họ Trịnh là một tên phản nghịch và phiến
loạn. Vậy là cho đến nay, sau ngót 220 năm, đất nước này bị chia cắt và cai
trị bởi hai vị tướng lĩnh dưới trướng triều đình. Cả hai đều tôn thờ Vua Lê -
theo quy định của luật pháp - nhưng lại là kẻ thù không đội trời chung của
nhau và đã liên tục dấy binh để chinh phục lẫn nhau
.