tháng mà ngay cả đồ dùng hằng ngày như khay đĩa, chén, bát... cũng chỉ
dùng loại thô và xấu. Họ không rượu chè và không tham dự các buổi cỗ bàn.
Họ không nghe nhạc, không xem hát và không dựng vợ gả chồng. Nếu họ
hàng tố cáo lên quan thì quyền thừa kế sẽ bị tước đi. Họ không ăn mặc diêm
dúa khi đi ra chỗ đông người, hạn chế tham dự những trò hội hè và những
thú vui. Nhưng gần hết ba năm thì những quy định ngặt nghèo trên cũng
được nới lỏng dần đi.
Người quá cố mà không được đưa về quê hương bản quán để an táng, dù
chỉ còn là một nắm xương tàn, cũng bị coi là điều bất hạnh. Nhưng làm thế
nào để chọn được một huyệt mộ để chôn cất lại là một bí ẩn lớn và họ không
cho phép sai lầm trong việc này vì họ quan niệm rằng việc đó quyết định
đến hậu vận: sung sướng hay khổ hạnh, thịnh vượng hay lụi tàn... của những
người còn sống. Vì thế trong nhiều năm liền họ phải nhờ sự chỉ bảo của Tay-
de-lie
trước khi quyết định chọn chỗ để đặt mộ.
Trong những thời điểm này, người ta dâng cơm người chết bốn lần trong
năm, vào các tháng năm, Sáu, Bảy, Chín, mỗi dịp cử hành trong hai, ba hoặc
bốn ngày trời. Dịp tổ chức linh đình nhất, cũng là hoang phí nhất, là vào dịp
giỗ đoạn tang sau ba năm. Họ không chỉ nướng hết tài sản và của cải vào dịp
này, mà thậm chí còn mắc nợ nặng nề, thế nhưng lại được họ hàng làng xóm
khen ngợi và nể trọng. Sau lễ đoạn tang, người ta chỉ làm giỗ người quá cố
mỗi năm một lần vào đúng ngày tạ thế, ngày giỗ được nhớ một cách chính
xác và được truyền từ đời này sang đời khác. Tôi đôi khi nói đùa với họ rằng
tôi thật chẳng muốn làm người Đàng Ngoài chút nào bởi khi sống thì ăn
ngày ba bữa, thác xuống mồ cả năm mới được cúng giỗ một lần. Như thế ở
dưới suối vàng chắc lại chết lần nữa vì đói!
...