- Mình đã gọi gì cho tôi chưa?
- Rồi - Bà mỉm cười - Vẫn cà phê không đường chứ gì? Mấy mươi năm
nay, ông chỉ có vậy thôi mà.
- Ừ, tôi quen rồi - Ông nói, rồi bất chợt ôm ngực ho sù sụ.
Bà Lân đưa tay vuốt ngực cho ông, bà cằn nhằn:
- Khi nãy đã nhắc ông mặc thêm áo rồi mà.
Dứt cơn ho, ông mỉm cười khi thấy bà xốc lại cổ áo ông cho kín bằng cử
chỉ nhẹ nhàng, quen thuộc.
- Mới đó đã bốn mươi mấy năm rồi mình nhỉ?
- Hả - Bà ngạc nhiên.
- Tôi nói mới đó đã hơn bốn mươi rồi. Ngày đầu tôi gặp mình đó.
Bà Lân cười lắc đầu:
- Ông lại lẩm cẩm mất rồi. Hơn năm mươi năm chứ. Chính xác hơn là đã
năm mươi hai, năm mươi ba năm rồi. Ông chắc đã quên thằng Viễn, cháu
nội mình năm nay đã ba mươi rồi đấy.
- Ừ, phải.
Ông gật gù, giọng mơ màng hồi tưởng:
- Tôi còn nhớ lúc đó mình cũng chăm sóc tôi ân cần như bây giờ, cũng cằn
nhằn, than phiền tôi mặc ít áo.
Gương mặt bà buồn hẳn, không mơ màng, hạnh phúc như ông, bà lầm bẩm:
- Tôi đâu có quên được. Ngày ấy... ngày ấy tôi chỉ là một con ở.
Phải! Ngày ấy bà chỉ là một con ở. Công việc của bà chỉ là chăm sóc, tưới
nước, bắt sâu cho mấy bồn hoa, luồng hoa, cắt hoa chưng phòng mỗi sáng
và phụ mỗi chiều.
Cậu con trai duy nhất của nhà chủ từ khi có cô gái nghèo mười sáu tuổi vào
làm việc, thường thức sớm ra vườn ngắm hoa. Thỉnh thoảng, cậu vướng
cơn ho dài, lại phải dựa vào bờ rào ho sặc sụa từng tràng.
Thoạt đầu, chỉ vì tội nghiệp hình vóc ốm yếu, quanh năm bệnh hoạn của
cậu chủ nhỏ mà bà quan tâm, săn sóc ông, như với một người bạn nhưng
không hề biết rằng những lần mỉm cười thân thiện, những quan tâm nho
nhỏ của mình đối với cậu ta, đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống mình, đã
đảo lộn tất cả những ước mộng trong sáng, chân thật của mình đối với tình