định không được mưu đồ soán ngôi.” Dứt lời liền buông tay khỏi thế gian,
hưởng thọ tám hai tuổi. Hi Tông vô cùng đau xót, Đậu hoàng hậu còn ngồi
trước phượng sàng khóc ngất mấy lần. Thế là hoàng triều Đông Đình lại
đón lần quốc tang thứ hai kể từ khí tân đế kế vị.
Với cái chết của Đậu Thái hoàng Thái hậu, cuộc chiến giữa Đậu gia và
Nguyên gia từ chỗ tranh đấu trên triều đình cuối cùng cũng biến thành tình
cảnh máu đẫm hoàng triều.
Mười lăm tháng giêng năm Vĩnh Nghiệp thứ ba là ngày phát tang cho
Đậu Thái hoàng Thái hậu. Nguyên Thanh Giang mang theo Cẩm Tú mặc
nam trang, Phụng Định cùng một trăm thị vệ vào cung phúng viếng, lúc tới
cửa Tuyên Đức thì gặp phải phục kích của Đậu thị. Dưới sự liều chết bảo
vệ của Cẩm Tú và Phụng Định, Nguyên Thanh Giang mới thoát được. Một
trăm cao thủ đi theo bị giết sạch, Cẩm Tú và Phụng Định bị thương nặng,
bản thân Nguyên Thanh Giang cũng bị trúng một kiếm vào ngực, may mắn
còn sống nhưng lại chịu bệnh tật đến hết đời.
Giữa lúc Nguyên Thanh Giang ở phía tây cửa Tuyên Đức tìm được
đường sống trong chỗ chết, Đậu Anh Hoa đã nhanh chóng tới phía đông
cung Xương Di, định giết phò mã của Trưởng công chúa Nguyên Phi
Thanh, may mà một viên thái giám là nội ứng của Tịnh Hạ vương nhân lúc
hỗn loạn đã cứu được Nguyên Phi Thanh và Tịnh Hạ Vương bằng đường
hầm bí mật. Đậu Anh Hoa xông vào nhưng không thấy thấy ai, đành phải
giam cầm Trưởng công chúa Hiên Viên Thục Kỳ chưa kịp thoát.
“Thục đức trinh liệt công chúa truyện” trong “Đông Đình chính sử” có
chép rằng, khi ấy Trưởng công chúa đang khóc than trước linh cữu của Đậu
Thái hoàng Thái hậu trong cung Xương Di, Đậu Anh Hoa dẫn theo ngự
lâm quân mặc giáp nhuốm đầy máu tiến vào linh đường, giơ kiếm chất vấn
Trưởng công chúa rằng phò mã ở đâu. Trưởng công chúa lạnh lùng mắng
huynh muội Đậu thị là loạn thần tặc tử, gây tai họa cho hậu cung, phá vỡ xã
tắc. Đậu Anh Hoa tức giận sai binh sĩ giam Trưởng công chúa vào lãnh