cung. Trưởng công chúa quyết không chịu nhục, nàng đứng từ đài cao
Phượng Lâm nơi đặt linh cữu của Thái hậu nhảy xuống, cung tỳ không cứu
kịp, đầu Hiên Viên Thục Kỳ đập vào thềm đá cẩm thách, đầu nứt toác, máu
nhuộm đỏ cả đồ tang, năm ấy chết đi mới hai mốt tuổi.
Cuộc đảo chính này được xưng là “Dĩ Dậu cung biến”, là cuộc cung
biến tàn khốc nhất trong những năm cuối của Đông Đình. Đậu thị cho bắt
tất cả cung nữ, thái giám chứng kiến cái chết của Trưởng công chúa và
những người đã giúp phò mã, Tịnh Hạ vương chạy trốn rồi dùng cung bắn
chết, chôn theo Đậu Thái hoàng Thái hậu. Số người bị liên lụy lên tới sáu
trăm năm mốt người. Khi Hi Tông chạy tới thì chỉ còn thấy Hiên Viên Thục
Kỳ nằm trong vũng máu, tuy không thấy toàn bộ cái chết bi thảm của tỷ tỷ
nhưng cũng đoán được có liên quan tới Đậu Anh Hoa. Lúc này Hi Tông vô
cùng kinh sợ, tay chân co giật, hai mắt trắng dã, miệng sùi bọt mép. Đám
cung nhân kinh hoảng khiêng Hi Tông vào cung. Từ đó, Hi Tông cực kỳ
căm ghét Đậu thị, thậm chí tình cảm với Đậu Lệ Hoa cũng giảm hẳn.
Ngay ngày hôm đó, Đậu thị truyền tin Nguyên thị và Tịnh Hạ vương
Hiên Viên Phục Dục mưu đồ phản loạn, lột bỏ tước vị, cả nhà bị tịch thu
gia sản, chém đầu, tất cả những người theo đảng Nguyên thị đều bị xét nhà
diệt tộc. Đối với dòng họ Hoàng bất mãn với Đậu thị, Đậu Anh Hoa lấy
danh nghĩa Hi Tông ban rượu độc, gia quyến bị lưu đày ba nghìn dặm. Con
số vương công đại thần cùng bách tính vô tội bị hãm hại trong vụ Dĩ Dậu
cung biến này đã lên tới hơn hai vạn người.
Phi Bạch cùng các môn khách cố gắng xoay chuyển tình thế mới đưa
được Nguyên thị và họ hàng Tịnh Hạ vương bình yên rời khỏi kinh thành.
Nguyên Thanh Giang lấy danh nghĩa “Diệt Đậu thị, thanh trừ phản nghịch
bên cạnh quân chủ” gọi Vu Phi Yến trở về, lại lấy Yến Tử quân làm chủ
lực, mang theo năm mươi vạn quân lui về giữ thành Lạc Dương, hiệu triệu
thiên hạ đứng lên thảo phạt Đậu thị.