hay một cái ốc ở máy quay tay để ráp vào cái máy ghi âm… và còn nhiều
chuyện tháo lắp lạ lùng khác. Ba tôi gọi những tìm tòi đó là những “trò ngớ
ngẩn”, những nghịch phá tai hại… Nhưng tôi thì tôi hiểu Mentin làm tất cả
những trò đó với hy vọng sẽ phát minh ra một loại máy hoàn toàn mới. Tiếc
thay chẳng có ai giảng giải và hướng dẫn cho nó…
Vẻ mặt “kỳ quan” thì khu nhà tôi cũng không thiếu. Ngay bên hàng
xóm, một người bạn của ba tôi cũng có một “thần đồng” tên gọi Nurten.
“Thần đồng” này nổi tiếng trong lĩnh vực ăn uống. Nếu có cuộc thi ăn uống
nào tổ chức cho trẻ con, chắc nó phải chiếm giải nhất. Chỉ một bữa, mình
nó ăn nhiều hơn cả nhà tôi năm người cộng lại. Ấy thế mà mẹ nó vẫn luôn
miệng than vãn:
— Chẳng biết làm sao, mấy ngày nay cháu Nurten nhà tôi biếng ăn
quá…
Rồi mẹ nó ra sức tẩm bổ, cho nó uống thuốc kích thích tiêu hóa, ngon
miệng và đủ loại vitamin, dầu cá để “cho cháu ăn được nhiều’'. Con bé
Nurten ngày càng béo tròn ra, trông nó giống hệt như một cây cải bắp. Trời!
Đôi chân của nó mới ghê chứ! Ấy thế mà ba nó thì trái ngược hẳn lại, ông
ấy trông khẳng khiu như que củi ấy…
Đôi khi ba mẹ Nurten cần đi đâu đó nó liền bị gửi sang bên nhà tôi. Trái
lại ba mẹ tôi muốn đi xem phim hoặc giải trí gì đó thì Mentin lại phải sang
chơi bên nhà Nurten. Ba tôi không muốn để nó ở nhà vì nó hay hý hoáy
nghịch máy thu thanh hoặc tủ lạnh, mà tôi thì nào có cấm được nó… Nó cứ
khẩn khoản, năn nỉ hoài: “Chị cứ để em ráp thử xem. Em lắp một cái đồng
hồ trên nồi áp suất để coi lúc nào thức ăn sẽ chín”. Mãi tôi cũng mềm lòng
và đồng ý. Và thế nào Mentin cũng làm hư hỏng một vật gì đó.
Tối hôm nay, ba mẹ và chị tôi đi xem phim nên tôi và Mentin phải sang
chơi bên nhà Nurten. Ba đứa chúng tôi cùng nhau chơi trong phòng Nurten.
Tôi đọc truyện cổ tích cho Mentin và Nurten nghe rồi chúng tôi lại chơi xúc
xắc. Cứ như thế, rất vui suốt buổi tối. Chợt Nurten kêu khát nước và chạy đi
tìm nước uống. Lúc trở lại, nó gọi chúng tôi một cách vội vã:
— Chị với Mentin lại mà xem, ba mẹ em đang cãi nhau, lại mà xem