CHÚ THÍCH
Tên một anh hùng dân tộc của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyên văn: Những đứa trẻ biết hy sinh vì nghĩa cả.
Tên các quan chức phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyên văn là “của chúng em” và “chàng trai”, tác giả chế nhạo thói
dùng chữ rởm đời, học làm sang của bà này.
Nguyên văn: Có im đi không, mẹ xát hạt tiêu vào lưỡi bây giờ!
Nguyên văn là “mời…” một từ xuất phát dân dã, rất suồng sã, không
có từ tiếng Việt tương ứng nên chúng tôi tạm dịch là: “Ê…”.
Trong tiếng Thổ thường một câu động từ không thay đổi thì lung tung
như vậy. Ý tác giả nhấn mạnh về cái dốt ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của ông
này.
Nguyên văn: “Trẻ con ngày nay thật là tuyệt diệu!”
Ở đây từ “Minune” tác giả dùng vừa có ý nghĩa kỳ quan, vừa có ý
nghĩa là những đứa trẻ tài giỏi xuất chúng về một lĩnh vực nào đó, tức là
“thần đồng” trong thơ văn, âm nhạc v.v… Tuy nhiên chúng tôi dịch là “kỳ
quan” để nhấn manh ý giễu cợt các ông bố, bà me của tác giả.
Nguyên văn là “magurcà”: một điệu nhảy Ba Lan, bà mẹ nói thành
“daburca” không dịch được. Chúng tôi tạm dịch là “súc” và “khúc” để độc
giả thấy khiếu âm nhạc của bà này.
Tiếng Pháp là: “Hãy đóng cửa lại”.
Tiếng Pháp là: “Hãy hôn mẹ đi”.
Tiếng Pháp là: “Hãy mở cửa sổ ra”.
Kỳ nghỉ hè tháng hai là kỳ nghỉ đông của học sinh Thổ Nhĩ Kỳ cũng
là lúc kết thúc học kỳ I của năm học. (ND).
Tiếng Pháp: Người chăn cừu và con chó - Tôi yêu chú chó, trợ thủ
đắc lực của tôi - Chú ăn ít mà lại làm nhiều… (ND).