Shimane, quê nhà của ông.
Ba đoản thiên của một người viết văn thời mở nước
Khoảng giữa năm 1971-72, nhà xuất bản Iwanami ở Tôkyô đã cho ra đời
toàn tập Mori Ôgai gồm 38 cuốn mà trong đó ba truyện được ra chọn để
dịch vì vừa thật ngắn, vừa có giá trị tiêu biểu.
Trước hết là "Đang Trùng Tu" (Fushinchuu, 1910), tác phẩm Ôgai viết năm
48 tuổi. Ông xem nó nó như một Ich Roman (tiểu thuyết tự thuật) của
mình, trong đó nhân vật tham tán ngoại giao Watanabe, đã gặp lại một phụ
nữ ngoại quốc, người yêu cũ của anh ta, trong khung cảnh đang xây dựng
dở dang của thành phố Tôkyô sau khi chiến tranh Nhật Nga (1904-05) vừa
chấm dứt với câu nói thời danh: "Đây là xứ Nhật mà!", đúc kết những hạn
chế và tiêu cực của một quốc gia đang muốn chen chân với liệt cường. Nó
như thầm bảo người phụ nữ ngoại quốc trong truyện không hiểu về Nhật
Bản cũng như Nhật Bản lai căng của thời Minh Trị chưa hiểu gì về ngoại
quốc, nếu hai bên có tìm đến với nhau thì chỉ là một cuộc hôn nhân tạm bợ.
Đất nước này còn cần một thời gian trùng tu để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp
gỡ Đông Tây. Truyện này còn có thể xem là đoạn tiếp nối và lời trần tình
cho thái độ của nhân vật chính trong Maihime (Nàng Vũ Công, 1910), anh
chàng sinh viên du học Toyotarô đã bỏ rơi người yêu, một cô gái ngoại
quốc để về nước lấy vợ.
Hanako (1910), nhan đề của truyện thứ hai mang tên một người con gái
Nhật, Fukuhara Hanako. Cô cũng là một vũ công ba-lê, thực sự đã đến
Paris và có dịp làm người mẫu cho nhà điêu khắc Auguste Rodin (1840-
1917). Tiểu phẩm chỉ có vài trang này của Ôgai nhằm đánh giá cao vẻ đẹp
Đông Phương của người con gái Nhật Bản, một cái đẹp chỉ có bậc đại sư
phóng khoáng như Rodin mới có thể cảm nhận trong khi chính đồng bào
của cô lại không nhìn thấy vì họ còn bị che khuất bởi những thành kiến về
giai cấp và về quan điểm mỹ thuật.
Takasebune (Thuyền Giải Tù, 1916), tác phẩm thứ ba được giới thiệu dưới
đây, là một truyện ngắn lịch sử Ôgai viết năm 54 tuổi, đăng lần đầu trên tờ
Chuô Kôron (Trung Ương Công Luận). Tác phẩm phản ánh những dằn vặt
nội tâm của tác giả, vừa là nhà văn có tư tưởng mới mẻ vừa là một công