tô điểm ngắm vuốt lắm như con nhà khác. Trước kia Mã-tư-
Lâm cứ tưởng cô lên tỉnh học, hoặc có đua chúng bạn mà
theo thói xa-hoa, đóng vai phá gia chi tử thời làm khổ cho
mình biết bao, song thấy cô đường ăn nết ở có khác người
thường, nên cũng được vui lòng. Bởi thế một hôm, Mã-tư-
Lâm lên tỉnh bán được một đàn bò cao giá, lúc về có sắm
cho cô các đồ nữ-trang cũng đến 30.000 quan để thưởng cái
nết quý của cô, đó là một sự lạ vô-song vậy ; cô Bạch-Tuyết
cũng chiều cha vui lòng mà đeo các thứ ấy. Nhưng cô
nghiệm ra rằng, cha mình mua cho mình thế, có phải là ý
muốn tô-điểm cho mình đâu, chẳng qua muốn khoe giầu,
khoe có với làng xóm đó thôi. Càng đeo vào bao nhiêu,
càng thấy cha mình cư xử với làng mạc với mình lãnh đạm
thế, cô lấy làm khổ tâm quá. Về ở với cha đến hai tháng
tròn, cô vẫn phải ngậm đắng nuốt cay, không hề dám nói
với cha cái duyên số trăm năm của cô với cậu Ngô-Tâm.
Không nhẽ giấu mãi sao, một hôm cô bèn dịu dàng thưa với
cha : Khi cô còn học ở trường, những ngày nghỉ có đi lại
chơi bời với cô Hồng-Vân là lệnh-ái quan đại-tướng, ngày
nay thong thả, cô muốn cám ơn cái thịnh-tình của ngài,
muốn xin cha viết giấy mời ngài và cậu Ngô-Tâm cùng cô
Hồng-Vân về chơi nhà mình vài hôm. Thoạt nghe, Mã-tư-
Lâm bèn gạt phăng đi, lại sợ tốn kém ít nhiều, bèn nói tảng
là ta không muốn tiếp những hạng người ấy. Cô Bạch-Tuyết
vật nài than khóc, cũng chẳng được nào, sau lại nghĩ rằng
nếu ta được tiếp một quan đại-tướng, một ông kỹ-sư và cô
Hồng-Vân, lệnh-ái quan lớn là bạn thân với con mình, kể
cũng được vẻ-vang với bà con thật, nên muốn khoe khoang