ngày. Từ đó viên tri-huyện đổi được tính tham, thành ra một
vị quan thanh liêm. Tin ấy truyền đi các nơi, ai ai cũng
tưởng là thiên-tử sai Trích-tiên đi thám xét hình sự phong-
tục, bởi thế quan nào cũng phải giữ gìn, không ai dám tham
tâm như trước.
Về sau, An-lộc-sơn khởi loạn, Vua Huyền-tôn chạy ra
đất Thục, Trích-tiên lánh loạn, vào ẩn trong núi Lư-sơn.
Vĩnh-vương-Lân bấy giờ làm tiết-độ-sứ miền đông-nam, có
ý muốn tranh ngôi thiên-tử, nghe tiếng Trích-tiên là tay đại
tài thiên-hạ, cố ép phải về Mạc-phủ giúp việc. Không bao
lâu Vua Túc-Tôn lên ngôi ở Linh-võ dùng Quách-tử-Nghi làm
đại-nguyên-soái khôi phục được hai kinh, lại dẹp tan được
Vĩnh-vương-Lân, Trích-tiên khi đó mới được thoát thân trốn
về cửa sông Tầm-Dương thì bị quân canh sông bắt được giải
đến nộp cho nguyên-soái.
Quách-tử-Nghi trông thấy Trích-tiên vội vàng xuống cổi
trói, mời lên ngồi chiếu cao, rồi thụp xuống lạy mà nói
rằng :
- Ngày xưa ở trên chợ Tràng-An, nếu không gặp ân-
nhân cứu mạnh thì tôi còn đâu đến bây giờ.
Liền sai dọn rượu để cụ chấn cơn sợ hãi, rồi dưng sớ về
tâu thiên-tử, gỡ tội cho Trích-tiên. Vua Túc-Tôn cũng vốn đã
biết tài Trích-tiên triệu về làm Tả-thập-di, nhưng Trích-tiên
cố từ không chịu làm quan nữa, bèn từ biệt Quách-tử-Nghi
đi thuyền về Nhạc-Dương để ra chơi Kim-Lăng. Khi thuyền ở
bến Thái-thạch đêm ấy giăng sáng vằng vặc như ban ngày,
Trích-tiên ngồi uống rượu trên đầu thuyền, bỗng đâu trong