8
T
ại sao cái chết của mẹ tôi đã làm tôi xúc động mạnh mẽ như vậy? Từ
khi tôi không ở với mẹ tôi, tôi không thắm thiết với mẹ tôi cho lắm. Khi ba
tôi mất, má tôi đau khổ mãnh liệt và giản dị làm tôi xúc động và tôi cũng
xúc động vì sự săn sóc của má đối với tôi: “Con hãy nghĩ đến con”, má tôi
thường nói thế, vì cho rằng tôi giấu nước mắt để khỏi làm cho má buồn
thêm. Một năm sau, bà tôi hấp hối làm má tôi đau đớn nhớ lại lúc hấp hối
của cha tôi: ngày đưa đám mẹ tôi phải nằm liệt giường vì bệnh thần kinh
nguy kịch. Đêm ấy, tôi ở bên mẹ tôi; tôi quên hẳn sự ghê tởm đối với cái
giường cưới mà mẹ tôi đã sinh ra tôi ở đấy, mà cha tôi đã chết ở đấy; tôi
nhìn má tôi ngủ; má tôi nằm nhắm mắt, vẻ mặt thư thái, vào tuổi bốn mươi
lăm, má tôi vẫn còn đẹp; tôi thán phục mẹ tôi có tình cảm mạnh mẽ thắng
được ý muốn. Thường thường tôi nghĩ đến mẹ tôi một cách lãnh đạm thờ ơ.
Tuy nhiên, trong giấc mơ – cha tôi ít khi hiện ra và hiện ra một cách mờ
nhạt – còn má tôi chiếm một chỗ trọng yếu: hình ảnh má tôi lẫn với hình
ảnh Sartre, tôi với mẹ tôi quyến luyến nhau và lấy làm sung sướng. Rồi
giấc mơ trở thành ác mộng: tại sao tôi trở lại chịu ảnh hưởng nặng nề của
mẹ tôi? Sự thân mật ngày trước sống lại dưới hai bộ mặt: tâm hồn tôi chịu
sự chi phối của mẹ tôi, tôi vừa yêu mến hoàn cảnh ấy, vừa ghét bỏ nó. Sự
thân mật ấy sống lại rất mãnh liệt khi mẹ tôi mắc nạn, đau yếu mệnh một đã
làm mất một thói quen vẫn khuôn định mối tình mẫu tử. Khi một người qua
đời thì đằng sau họ thời gian tan biến mất; tuổi tôi càng cao, quá khứ của
tôi càng co rút lại. Người “má của con” lúc tôi lên mười không còn phân
biệt với người mẹ đã áp chế tôi lúc mới lớn lên; và tôi đã khóc cả hai người