lòng biết đích xác được, chẳng qua chỉ là sự xét đoán theo tình trạng hiện ra
bên ngoài mà thôi. Vả tôi thấy những người biết qua việc ấy đều đồng ý
kiến như thế cả.
Khi việc dàn xếp của các tướng Tàu xong rồi, đến ngày mùng 2 tháng ba
thì mở cuộc họp quốc hội. Quốc hội này có cái đặc sắc hơn cả quốc hội của
các nước trên thế giới là chỉ họp có một ngày xét qua bản lập hiến của Việt
Minh đã định, và thừa nhận một chính phủ liên hiệp do ông Hồ Chí Minh
làm chủ tịch. Quốc hội lại giao toàn quyền cho một ủy ban thường trực có
15 người do chính phủ đề cử, và để ông Nguyễn Văn Tố làm trưởng ban.
Ðoạn quốc hội giải tán. Nếu quốc hội các nước mà biết làm việc lanh lẹ
như thế thì đỡ được bao nhiêu thì giờ và tiền chi phí!
Chính phủ liên hiệp quốc gia thành lập như sau:
Hồ Chí Minh, cộng sản, làm chủ tịch Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Cách
mệnh Ðồng minh hội, phó chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng, không đảng phái,
bộ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Tường Tam, Ðại Việt dân chính, bộ trưởng bộ
ngoại giao Phan Anh, không đảng phái, bộ trưởng bộ quốc phòng Vũ Ðình
Hòe, Xã hội dân chủ đảng, bộ trưởng bộ tư pháp Ðặng Thai Mai, cộng sản,
bộ trưởng bộ giáo dục Lê Văn Hiến, cộng sản, bộ trưởng bộ tài chính Trần
Ðăng Khoa, Dân chủ đảng, bộ trưởng bộ công chánh Chu Bá Phượng, Dân
chủ đảng, bộ trưởng bộ kinh tế Trương Ðình Chi, Việt Nam Cách mệnh
Ðồng minh hội, bộ trưởng bộ xã hội y tế Bồ Xuân Luật, Việt Nam Cách
mệnh Ðồng minh hội, bộ trưởng bộ canh nông
Xét thành phần chính phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không
đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là
có chương trình chính trị rõ ràng và có thế lực hơn cả. Còn các đảng khác
thì chỉ có tên nêu ra mà thôi, chứ không có chương trình phân minh. Xã hội
đảng và Dân chủ đảng là những đảng phụ thuộc của Việt Minh và không có
thế lực gì. Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh
Hội tuy có thế lực là nhờ có quân đội Tàu bênh vực, nhưng không có tính