trừ quân sang canh giữ tù binh Nhật Bản không kể.
Hết thảy những quân đội ấy thuộc dưới quyền chỉ huy của
Pháp, có đại biểu Việt Nam tham dự, sự đóng trại và cách dùng
những quân đội ấy sẽ định sau, khi quân Pháp đã đổ bộ, ở hội
đồng của Tham mưu bộ Pháp và Việt. Các ủy ban Pháp và Việt sẽ
đặt trong các giai cấp để giữ cái tinh thần về sự hợp tác thân thiện
trong sự liên lạc giữa quân Pháp và Việt.
Những toán quân đội của Pháp đi lại luân chuyển chia làm ba
hạng:
Những toán quân canh giữ tù binh Nhật Bản. Những toán
quân ấy hạn không quá sáu tháng sẽ rút về, khi tù binh đã
đem đi hết.
Những toán quân có phận sự phải hợp tác với quân Việt
Nam để giữ trật tự và an ninh trong lãnh thổ Việt Nam.
Hạng quân này cứ mỗi năm triệt hồi 1% (một phần trăm) và
thay bằng quân Việt Nam, hạn trong năm năm không còn
quân Pháp thuộc hạng này đóng tại Việt Nam nữa.
Những toán quân phải giữ những nơi căn cứ ở Việt Nam
thì đóng ở đấy, chỗ đồn trại phải định giới hạn rõ ràng.
Chính phủ Pháp cam đoan không dùng lính Nhật Bản về
việc binh bị.
Ký tên: Sainteny-Salan, Võ Nguyên Giáp.
Ðó là những Hiệp ước ký ngày mùng 6 tháng ba năm
1946 của chính phủ Việt Minh do ông Hồ Chí Minh làm chủ
tịch đã thỏa thuận với Pháp. Lúc bấy giờ người Pháp gọi
nước Việt Nam là kể từ trung bộ trở ra mà thôi, còn đất Nam
Bộ thì phải đợi khi nào trưng cầu dân ý rồi mới định được.