càng hiểu rõ chuyện này. Dự báo sát được hối đoái không phải là chuyện
chơi, vì cuối năm sự cách biệt có thể lên tới hàng triệu đôla.
Chỗ nương tựa kín đáo
Ngoài việc “báo mộng”, ngân hàng còn đóng nhiều vai trò khác.
Thứ nhất là trong thời gian xây dựng, công ty bạn thiếu tiền thanh toán
thầu phụ chẳng hạn, ngân hàng có thể vừa giúp cho một phần thanh toán
(nếu chủ đầu tư trả tiền chậm) vừa giải thích cho thầu phụ lý do chậm trễ.
Áp lực của bạn tất nhiên nhờ vậy sẽ giảm.
Ngân hàng còn gián tiếp giúp việc quản lý dự án sau cuộc thương thuyết.
Năm 1995, khi công ty tôi đang xây metro cho một quốc gia tại Nam Mỹ thì
tự nhiên có trục trặc, mỗi lần gặp khách hàng là họ căng thẳng, nóng nảy.
May sao ngân hàng mách cho chúng tôi biết về thái độ của nhân viên công
ty không được tốt… Tôi đã xin lỗi phía đối tác và hứa thuyên chuyển nhân
viên nhanh chóng.
Có một lần, vào năm 1987, tôi suýt “chết” nếu không có sự can thiệp kín
đáo của một ngân hàng bạn. Vào năm đó, có một nhóm lợi ích tài phiệt
quyền thế cứ nhất thiết muốn gặp Chủ tịch của tôi “để bàn chuyện lớn”. Ông
Chủ tịch cáo lỗi, đẩy cho tôi việc tiếp tân, nhưng cũng dặn dò: “Nhóm này
quyền thế lắm đấy. Anh hãy thật cẩn trọng nhé, và tất nhiên không được
chấp thuận cái gì nghe anh”. Lệnh của Chủ tịch quá rõ, phải khéo léo hất họ
đi. Hất thì vẫn phải hất mãnh liệt, nhưng khéo thì vẫn phải khéo ngọt như
kẹo. Việc khó như vậy đó!
Hai gã tài phiệt nói họ sẽ thúc đẩy một dự án sáp nhập công ty khổng lồ,
trong đó công ty chúng tôi sẽ đóng vai trò chủ chốt. Họ hứa hẹn chúng tôi sẽ
có cơ hội nuốt chửng một công ty địch thủ lớn và từ đó sẽ bành trướng
mạnh. Để đền bù công lao, họ đề nghị công ty chúng tôi phải gửi “tặng” cho
họ ngay 200 triệu francs, tức 40 triệu đôla. (Vào thời điểm đó 1 franc bằng
20 cents của Mỹ). Họ nhấn mạnh rằng khi nói “ngay” là ngay tức khắc, bằng
không họ sẽ quay sang công ty khác. Vào đúng thời điểm đó, công ty chúng