MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 17

Phú Ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!

Bài thơ đã được dùng cho rất nhiều mục đích. Có nơi giảng cho trẻ nhỏ

phải ngoan và hồn nhiên như Bờm thì sẽ được Phú Ông thưởng nắm xôi. Có
nơi lại nhấn mạnh vào những chi tiết của mười câu thơ để tả đời sống nông
thôn ngày xưa với trâu, bò và ao sâu, bè gỗ. Thật đúng quá, và có lẽ còn
nhiều cách đọc khác nữa, nhiều kiểu lý giải nữa mà chúng ta chưa kể hết.

Riêng tôi, với cái nhìn “méo mó” của nghề nghiệp, đã thấy một cuộc

thương thuyết quá tuyệt vời qua những câu thơ đó. Dưới con mắt của tôi, rõ
ràng đây là một cuộc thương thuyết sắc sảo và gay go, tuy vui vẻ, giữa hai
nhân vật rất khác nhau về trình độ cũng như thế vị trong xã hội. Còn có gì
hay hơn là một cuộc đối đáp chênh lệch như thế, để rồi kết cuộc thể hiện tài
thương thảo có khả năng đưa hai nhân vật tới đâu!

Vậy từ bài ca dao, chúng ta có thể rút tỉa những bài học gì?

1. Thằng Bờm có cái quạt mo

Không biết ở đồng quê còn có “thằng” nào thấp kém hơn trong xã hội

bằng Bờm chăng? Bờm là một con người hội tụ cảnh nghèo khó, vô học
thức, vô nghề nghiệp, không những không có chút tài sản cá nhân ngoại trừ
chủ hữu một cái quạt mo quá đơn giản, mà xem chừng lại còn có chứng tật
ngây ngô của một đứa trẻ chưa trưởng thành nữa. Có lẽ không ai trong làng
kém cỏi hơn Bờm. Tác giả cố ý dùng thằng Bờm làm nhân vật chính, vì
chốc nữa nó sẽ được gặp người giàu nhất làng, quyền thế nhất, là Phú Ông.
Và nó còn phải đương đầu thương thuyết với người này, được phỏng định là
có văn hóa cao, tài sản lớn, ruộng đồng bát ngát, nhà cửa đồ sộ oai phong,
và tất nhiên quyền thế.

Ngay trong câu ca dao đầu, nếu bạn là người đại biểu đi thương thuyết, thì

bạn biết được rất nhiều thông tin với chỉ vỏn vẹn 6 chữ “Thằng Bờm có cái
quạt mo”:

Phải biết phe mình có cái gì đem đi thương thuyết? Đó là cái quạt
của Bờm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.