MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 19

Bạn không sở hữu thì bạn miễn thương thuyết. Có phải của bạn đâu mà

bạn bán với mua! Vậy bài học cho những ai đi thương thuyết: hãy kiểm tra
cho chắc 200% rằng người đối tác sở hữu thực sự món quà sắp được đưa ra
thương thuyết. Còn nếu bạn là người bán thì hãy kiểm tra phía bên kia thực
sự có đủ tài nguồn để trả số tiền cho bạn. Đời tôi gặp vô số trường hợp
người đi bán không sở hữu món bán, mà phía mua cũng không có tiền mua
nốt. Thảm thương thay! Bạn lại hỏi tôi: sao có thể như vậy được nhỉ? Tôi
xin trả lời việc mua bán là một việc dựa trọn trên pháp lý. Chủ sở hữu phải
cầm giấy sở hữu, không có nó thì không có gì chứng minh, như vậy là chưa
được bán, cho dù người bán thực sự là chủ sở hữu chăng nữa. Về mặt pháp
lý phải có giấy tờ chứng nhận đi theo thì việc mua bán mới cụ thể và hiện
thực, vì bán là trao lại giấy tờ sở hữu theo đúng quy định của pháp luật!

Để minh họa thêm cho sự cần thiết hiểu biết về pháp luật, nhân tiện đây,

tôi xin nhắc qua về một chuyện cứ làm cho tôi tự hỏi sao có thể thế được!
Đó là những vụ “vợ mất nhà vì chồng đi đánh bài thua”. Chuyện này dường
như xảy ra khá thường ở nông thôn, thậm chí cả ở thành thị thì phải, và ngay
xung quanh tôi cũng có người đã phải đau đớn cam phận vì chuyện này. Tôi
ngạc nhiên lắm, vì trên mặt luật pháp, nếu chồng thua khi đánh bài chăng
nữa, có hứa hẹn tặng nhà hay của cải gì chăng nữa thì luật pháp không bắt
phe thua phải trả gì cho phe thắng do ngay tính bất hợp pháp của cuộc chơi
bài. Họa chăng làm việc bất hợp pháp thì phải vào tù nếu bị bắt, có thế thôi.
Mà cho dù chơi bài hợp pháp tại một quốc gia nào chăng nữa, thì căn nhà
thông thường là sở hữu của cả hai vợ chồng. Do đó, nếu chồng thua căn nhà
thì lời hứa của ông chồng ngu dốt cũng không có giá trị theo pháp luật, vì
đơn giản chưa có sự đồng ý chính thức của người vợ trước khi chơi! Bạn có
thể nghĩ nếu vậy thì chỉ mất nửa cái nhà là phần của chồng? Không đâu. Khi
người vợ không đồng ý thì bên thua cũng chẳng mất gì, vì trước luật pháp,
việc chia của để trả nợ cũng vẫn phải có sự đồng ý của cả vợ lẫn chồng
trước khi đặt cọc đánh bài. Ôi, bao nhiêu người mất của mà không thực sự ý
thức được rằng đáng lẽ họ không mất! Và bao nhiêu người vợ phải “ra
đường” vì cả vợ lẫn chồng không hiểu pháp luật!

Bạn thấy không, rành rõi pháp luật trong cuộc trao đổi lợi hại như thế!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.