tận mắt vật mình muốn sở hữu, có phải không? Một vật mang bán mà không
ai trông thấy thì chỉ có thể là trừu tượng.
Chữ CÓ quan trọng như vậy đó bạn ạ. Để bạn hiểu thêm tầm quan trọng
của nó, tôi xin kể chuyện chuyến đi một xứ Ả Rập vào những năm 1980.
Vừa tới nơi, chúng tôi được biết có tất cả 8 phái đoàn dự bị tranh lấy dự án.
Tuy nhiên chỉ sáng hôm sau, chúng tôi được biết 3 phái đoàn đã phải ra về
không kèn trống vinh quang vì thiếu giấy tờ ủy nhiệm. Tại sao ủy nhiệm lại
là một thủ tục quan trọng? Đơn giản và dễ hiểu là người đi dự hội nghị đàm
phán chỉ là nhân viên của công ty. Quyền đâu nhân viên này thay mặt ai lấy
cam kết? Cho dù cam kết rồi liệu có tính cách ràng buộc không? Mà ràng
buộc ai trong công ty? Tất cả những thể thức pháp chế đều chỉ để xác nhận
cho chắc chắn việc ai vào hội nghị cũng phải cầm giấy của ông chủ công ty
mình (Hội đồng Quản trị) viết rõ là chữ ký của nhân viên mình gửi đi ràng
buộc thực sự công ty trên mặt pháp lý. Trong câu chuyện trên, có một công
ty gửi cả Tổng giám đốc đi mà cũng bị trả về, vì Tổng giám đốc cũng chỉ là
nhân viên, dù cao cấp cũng không cam kết thay chủ sở hữu công ty (Hội
đồng Quản trị) được.
Tóm lại, bên bán phải sở hữu thực sự vật đem bán, bên mua phải thực sự
có nguồn tài chánh để mua, người đại diện phải có ủy quyền mới được nói
thay chủ của đôi bên!
Chữ CÓ là thế đó. Bài ca dao thâm thúy như thế đó! Tiếng Việt lại cô
đọng như thế đó, chỉ một chữ CÓ mà chứa hàm bao nhiêu ý nghĩa, bao
nhiêu ám chỉ, bao nhiêu tình huống.
Tôi bái phục tác giả vô danh đã viết được để mở đầu cuộc thương thuyết:
Thằng Bờm CÓ, CÓ THẬT, NHẤT ĐỊNH SỞ HỮU cái quạt mo. Không
nhiều lời, rất đích xác, có là có, không là không, phải cho rõ trước khi các
đối tác an tọa trong hội nghị đàm phán.
2. Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu