Trực giác thần bí
Trực giác thần bí là sự tình táo thời cổ (zaéman) trong hình thức của thời
kỳ lịch sử
Gần như không bao giờ có thể thấy bằng mắt và một cách riêng biệt; phần
lớn chỉ nhận thấy ở một vài điểm. Trong khoa học và triết học gần như vắng
bóng trực giác thần bí. Lĩnh vực đặc thù của nó: tôn giáo, thần học và nghệ
thuật.
Cần phân loại như trên bởi rất cần vạch ranh giới xác định đối với những
hiện tượng song song của lịch sử. Cần phân biệt: khoa học với tổng hợp cổ;
người thường với thiên tài; óc duy khoa học và trực giác thần bí. Cả khoa
học, cả người thường lẫn óc duy khoa học đều không thức tỉnh và không thể
thức tỉnh, và như vậy đều đứng ngoài vòng truyền thống, nếu như có thể trụ
nổi ngoài truyền thống.
2.
Thể tổng hợp truyền thống cổ đại là hệ thống kí hiệu siêu hình phổ quát,
giữa những kiến thức mới như lí thuyết số học (aritmológia), chiêm tinh học,
Kinh Dịch, đạo Lão. Ở một vài dân tộc cổ đại từng có một thể thống nhất
duy nhất; ví dụ: đồng nghĩạ với dân Chaldeans là chiêm tinh học, hay việc
truyền dạy mật khải (Hermés Trismegistos) là của dân Ai Cập.
Nhưng cũng có dân tộc trong bản thân nó chứa nhiều khuynh hướng tinh
thần, ví dụ ở Trung Quốc cạnh đạo Lão có đạo Khổng; ở Ấn Độ có Sánkhja
và Buddha; ở Tây Tạng có thiền Bôn và đạo Phật; Có những nơi hai nguồn
tôn giáo hòa làm một, ví dụ ở Iran có Mitra và Ahura Mazda, ở Hi Lạp là
Orpheus và Pythagoras, muộn hơn nữa là Platon.
Thể tổng hơp truyền thống cổ chưa bao giờ gắn với bất kì một tên tuổi
nào. Và nếu có, bản thân cái tên đó cũng mang tính phổ quát, như Manu của
Ấn Độ, Menes của Ai Cập, Vang của Trung Hoa. Sự thống nhất mang tính
phổ quát. Sự phổ quát này từ mọi điểm tách rời hoàn toàn với sự tập thể hóa.