GIẢI PHẪU SỰ U BUỒN
(Robert Burton - triết gia hiện sinh của thế kỉ XVIII)
1.
Tác phẩm Giải phẫu sự u sầu của Robert Burton lần đầu xuất bản cách
đây khoảng hơn ba hăm năm, và nếu ai bỏ ra vài ba tuần để đọc những phần
chính trong cuốn sách dày cộm ba tập này, người đó sẽ vỡ lẽ, họ đang làm
quen với một trong những cuốn sách lớn nhất của thế gian.
Burton là một người giữ thư viện. Mẩu tư liệu tiểu sử này không hề vớ
vẩn, như thoạt đầu tưởng thế. Đôi khi một từ lại nói lên điều quan trọng
nhất. Burton từng là một người giữ thư viện. Và người giữ thư viện là người
mà với họ sách là dinh dưỡng, là đam mê, là số phận, là tình yêu, là sự ngây
ngất, là cuộc phiêu lưu và là định mệnh, như biển với thủy thủ, đất với nông
dân, thực vật với người làm vườn.
Nhà bác học chi coi sách là chất liệu: để xem, đọc, trích dẫn và đặt sang
một bên; với nhà thơ sách chỉ là tác phẩm: tạo ra và quên đi; với người giảng
dạy, sách là công cụ: chắt lọc từ đấy và cho đi tiếp tục; với người bình
thường sách là sản phẩm công nghiệp: để đọc và thưởng thức.
Không ai động đến sách như người giữ thư viện, lặng lẽ và chậm rãi làm
sao, như cái cách con người có quan hệ với những sự việc vĩnh hằng: với
biển, với đàn bà, với đất.
Không ai biết, ngồi xuống bên cạnh một tác giả lí thú nghĩa là gì, mở sách
ra một cách ngẫu nhiên và đắm chìm vào đó. Ghi chép, tóm tắt, đút mẩu
giấy vào túi, trèo lên sườn đồi, ngồi xuống và đọc to nó lên, rồi gạch dưới
những từ quan trọng.
Trong toàn bộ nền văn học thế giới thực ra chỉ có hai tác phẩm lớn của
người giữ thư viện: một là Đạo đức kinh của Lão Tử, và hai là Giải phẫu sự
u sầu của Burton. Lão Tử làm nghề giữ thư viện bảy mươi năm, bảy mươi
năm đọc, chắt lọc, thu thập, sàng sảy, cất giữ, để sau cùng nhận được một