6.
Tất nhiên nơi nào xuất hiện một con người như vậy, nơi đó sẵn sàng cho
một vụ bê bối. Nhân gian không chút nghi ngờ gì về bản chất nghịch lí của
sự sống. Chỉ ở những khía cạnh nhạy cảm, người ta cảm thấy, có một cái gì
đó không ổn trong toàn bộ.
Ví dụ người ta tưởng nhiều là thế mạnh, mà không biết rằng một cái gì đó
càng nhiều, càng yếu. Thế gian tưởng điều được nhiều người nói, đấy là điều
đúng. Ví dụ, vì tất cả mọi người điên rồ nên một kẻ tỉnh táo, đấy là một
thằng điên, cần phải đánh cho nó một trận.
Cả thế gian không hề biết rằng, họ nằm trong trạng thái phi-tồn tại đối với
Arlequin - anh hề, như các nhân vật khác của vở kịch so với Romeo và
Hamlet Arlequin tồn tại, và những kẻ khác so với chàng hề, không hề tồn
tại.
Khi chiến tranh Peloponnesos nổ ra ở Athen, thiên hạ ầm ầm chuẩn bị.
Người ta hớt hải xuôi ngược, phô trương vũ khí, dồn thúc đám đông, từ biệt
lẫn nhau, kêu gào xô đẩy. Arlequin - anh hề già có tên Diogenes thấy vậy
bèn lăn một thùng đựng rượu trên một đường phố chính. Lăn về phía trước
mười vòng, lăn ngược về phía sau mười vòng. Một cách cực kì hoan hỉ và
mẫn cán.
Thằng hề kia làm cái gì vậy? - Người ta hỏi. Tôi nhìn thấy mọi người hớt
hải chuẩn bị - Arlequin trả lời - tôi cũng không muốn bị tụt hậu.
Logic của sự tồn tại là nghịch lí. Khi Thượng Đế tạo ra con người, Ngài
cũng tự thấy ngạc nhiên. Thượng Đế nói: Ta đã tạo dựng trong thể xác nó có
cả tinh thần, bởi vậy trong tinh thần nó cũng có cả thể xác (Jacques Benigne
Bossuet viết).
Bản thân sự tồn tại cùng lúc vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Bởi vậy nó
nghịch lí. Cái khoảnh khắc con người chủ thể biến bản thân mình trở thành
đối tượng, khoảnh khắc đấy là ngôn ngữ. Bởi vậy nghịch lí là ngôn ngữ. Bởi
vậy nghịch lí là cái tôi.
Tôi trong nhân danh tôi là tôi, nhưng không phải vì tôi, không thế chỗ và
không thay thế được tôi. Bất kì ai cũng có thể làm bất cứ cái gì thay tôi,