Những kẻ nổi loạn cổ điển, Platón và Khổng Tử, Buddha và Heracleitos,
với dân dị giáo và Savonarola - khi lắng nghe họ - chỉ có thể hiểu nổi, nếu
lấy đạo đức thẳng thừng để chống lại thế gian. Nổi loạn chỉ mang ý nghĩa
khi đối mặt với thế gian suy thoái, bởi đấy chính là cơ sở của nó. Cái mà
người ta gọi là nhân danh sự thật. Tuyên bố sự thật chưa bao giờ mang lạỉ
lợi lộc vật chất, theo từng thời kì có thể ít nhiều nguy hiểm đến tính mệnh,
nhưng chỉ những kẻ đối lập với thế gian dám tuyên bố.
Tình huống này, giờ đấy là một thứ không ai chờ đợi và không thể hiểu
nổi, hay: thế gian đang nổi loạn. Một vị trí phức tạp vô giới hạn đang tấn
công. Sự hư hỏng bắt đầu xử sự như một kẻ bị hiểu lầm. Lương tâm cắn rứt
bắt đầu nói về sự thật. Tất cả những điều này đã đi quá xa để con người có
thể hiểu nổi.
Không gì ngu xuẩn hơn, thậm chí mất dạy hơn khi sự hư hỏng đóng vai
kẻ bị xúc phạm và lên tiếng đòi quyền lợi. Đây là ví dụ điển hình cho thấy
trong lịch sử các sự kiện chồng chéo lên nhau, đổi vai trò cho nhau và tan
hòa vào nhau đến mức sau đó hoặc rất khó, hoặc tuyệt đối không thể nhận ra
chân dung của chúng nữa.
Dostoiepxki viết về mô hình rác cuộc nổi loạn -truyền thống -trong
chương "Grand Inquisitor" - Đại Pháp Quan (tiểu thuyết Anh em
Karamazov). Theo huyền thoại, Đấng Cứu Thế hiện ra một lần nữa trên trái
đất và dân chúng nhận ra Ngài. Sự thống trị của thế giới bị đe dọa như khi
lần đầu tiên Ngài đến đây. Đấng Cứu Thế bị bắt và bị kết tội chết. -Nhưng
trước đêm bị thiêu sống, trong nhà tù, Đại Pháp Quan thuyết phục Ngài hãy
rời bỏ trái đất. Thế gian này, ở đây không có chỗ cho sự thật.
Đây là huyền thoại trừu tượng trong tinh thần của đạo đức thẳng thừng và
lương tâm cắn rứt.
Hành vi nhân đạo trong trường- hợp này chỉ có thể và từng có là lập
trường đứng bên cạnh Đấng Cứu Thế chống lại Đại Pháp Quan. Không nhất
thiết cần phải nổi loạn, nhưng cũng không thể hiện thực hóa một cách khác.
Con người chưa bao giờ chiến thắng nổi cảm giác khó chịu với thế gian
và không ai có thể im lặng khi người ta đuổi sự thật ra khỏi thế gian. Cho dù