Như Sophocles đã nói: Ta chỉ là quyền lực, nếu ta không là gì cả. Hãy
đừng có số phận, số phận chỉ là chừng này: sự va đập. Chỉ là sự va chạm, sự
tranh đấu, sự đau đớn, sự giận dữ, sự căm hờn, sự mong muốn, và điều này
dẫn đến cuộc đấu tranh giành ngai vàng. Kẻ nào rơi vào cơn điên quyền lực,
kẻ đó thua trận.
Thánh Ferenc giảng giải triết học của Touchstone và Pantagruel cho lũ cá.
Triết học gì vậy? Nếu số phận đánh đập mi, hãy chịu đựng và hãy cười. Hãy
giữ thẳng lưng và nói mày sẽ mệt nhanh hơn tao, trong sự đánh đập, cứ đánh
đi. Cho đến khi số phận, phải kêu lên tức tối, ta đã chiến thắng các vị vua,
nhưng với tên hề này, ta thua.
11.
Có một số tác phẩm hội họa lớn vẽ Arlequin - anh hề, ví dụ như của
Picasso, của Schumann, hoặc Stravinskij, hoặc Velazquez. Anh hề một
mình, có cái nhìn gần như trống rỗng. Đấy là cái nhìn không đối tượng,
tượng trưng cho sự buồn bã, như không thấy gì, hoặc đúng hơn không nhìn
thấy cái gì.
Anh hề không sợ. Vì đã quá điên hoặc linh hồn quá nghèo khó. Hay dùng
từ khác: vô tư và là con số không. Không có gì để sợ. Nhưng sự buồn bã vẫn
nằm trong anh hề, như điểm đối nghịch lí của tiếng cười của chàng ta.
Picasso vẽ cái nhìn trân trân vào không điểm này trong nhiều bức họa, ví
dụ Anh hề áo đỏ, Hai Arlequin hoặc trong Ba nhạc sĩ. Nhưng gần như tất cả
các họa sĩ chân chính đều quan tâm đến xiếc, như anh hề của Shakespeare,
của Molière, của Aristophanes đều gắn với nhà hát vậy.
Stravinskij trong Petruska viết về điệu cười gắn với cái buồn sâu sắc của
anh hề. Velazquez vẽ trong Những anh hề, Schumann trong Karneval và
Papillons, trong Kreislieriana, và nhất là trong Novellette. Schumann còn
đưa ra một lí thuyết trong đó anh hề và nỗi buồn sống cùng nhau, hai thực
thể này ông đặt tên là Eusebius và Florestan.
Mùa của Arlequin - anh hề là lễ hội hóa trang. Anh hề là ông hoàng của lễ
Karnevál- cũng là lễ Dionusos, khoảng thời gian nghịch lí và phép thuật