trong năm, khi con người trong trang phục anh hề nhảy múa, cười hát, ăn
uống tưng bừng.
Đây là chủ nghĩa kích động linh hồn của Karnevál và lễ hội Dionisios, khi
nghịch lí phép thuật của sự sống nổ tung, tháo chạy ra đường phố, bằng một
cách thức nguyên thủy nào đó cho phép con người không vì lí do gì hết cắn
vào tai nhau.
Khẩu hiệu của Arlequin - anh hề lúc đó: God is in his heaven - all right
with the world (Chừng nào Thượng Đế còn sống trên trời, chừng đó thế gian
không có gì đáng sợ).
Nhưng chỉ sau chiếc mặt nạ, cần đeo mặt nạ lên để không ai nhìn thấy. Và
sau cái mặt nạ là nỗi buồn bã, như dưới Eusebius là Florestan và như trên
nét mặt các anh hề của Stravinskij, Velazquez và Picasso là nụ cười vô hình
trân trân.
Logic của sự sống là nghịch lí bởi vậy sau tiếng cười là nỗi buồn để tiếng
cười tồn tại, và sau anh hề là nỗi buồn như lửa và như dưỡng chất của sự
tươi tỉnh. Nỗi buồn không hề là sự sợ hãi, sự run rẩy, không hề là nỗi lo âu
và sự hoảng hốt. Nỗi buồn là nỗi buồn, là thứ không thể nhầm với bất kỳ cái
gì, như một cái tên bí ẩn và không thể xướng lên.
Nỗi buồn và sự huyền bí của anh hề. Ai không buồn, không thể là một
anh hề chính cống. Không biết cách để trở nên dễ thương và nhẹ nhõm.
Không biết cách trở thành Thánh Assisi Ferenc, hay chàng điên của Trung
Quốc hay Pantagruel và Till Ulenspiegel.
Kì diệu làm sao khi cả hai đặc tính này nằm trong phép mầu của nghịch lí,
cùng lúc với điệu cười hô hô-ha ha và nỗi buồn sâu sắc đến tận tủy. Kẻ nào
không biết đến nỗi buồn, kẻ đó không thể vô tư, không biết nhảy nhót và tạo
ra những lối chơi chữ, và chế nhạo mọi đế vương.
Nỗi buồn biến anh hề thành kẻ không biết sợ. Thành con số không. Bởi vì
ta chỉ trở thành quyền lực khi ta chẳng là gì hết. Nỗi buồn biến anh hề thành
con trẻ, thành niềm vui, thành linh hồn nghèo khó.
Tươi tỉnh là sự kì diệu lớn nhất của thế gian. Khi tươi tỉnh tồn tại từ nỗi
buồn, nó còn là sự kì diệu lớn hơn nữa. Đấy là nghịch lí hấp dẫn nhất của sự