MỘT MÌNH MỘT NGỰA - Trang 107

trắc và cơ hội, đêm qua thuê một chiếc thuyền xuôi sông Chảy, đưa Minh
Châu về Việt Trì, trở về Hà Nội tạm chiếm!

- Các bá có chuyện gì bí mật đới!

Có tiếng Kiến toang toang ở ngoài thềm. Chuyện đang đến hồi gay cấn.

Ông Căn vỗ ống điếu lầm bầm: Này, có phải hồi ở Lục Biên thằng Kiến
chuyên nghề bán thịt chó ở chợ không? Ông Duyễn nói: Thì chính tôi tuyển
hắn vào cơ quan chứ ai. Thoạt đầ chỉ cho làm cấp dưỡng thôi. Ông Căn gật:
Thằng này, ông nội, bố đẻ xuất thân mõ làng, trống khẩu lắm. Đừng cho nó
nghe. Ông Đồng ngoái ra, nói như quát: Kiến! Ông Ké Lanh trên nhà
Thường vụ vừa gọi mày, hình như hỏi việc chia cao hổ thế nào đấy. Lên đi!

Ông Duyễn gật gật, chuyển giọng trầm trầm:

- Kể tiếp nhé. Giữa năm 1960, tôi lên công tác ở huyện Pá San, nơi đa số

đồng bào là người Giáy, nằm ở phía tây tỉnh Hoàng Liên ta. Một chiều đông
lạnh, ra bến sông câu cá thấy một chiếc bè gỗ nứa lớn neo bên bờ, liền leo
lên. Đang loay hoay tìm chỗ hạ cần, bỗng nghe thấy tiếng bàn tay ai vỗ đập
quần áo ở đầu bè. Và từ cái lều nhỏ giữa bè, cất lên một giọng hát nghêu
ngao buồn buồn:

Thánh hiền cho đến ngu si

Trăm năm xương nát cũng thì ra tro.

Giọng hát nghe quen quen. Tiếng vỗ đập áo quần vang trong thanh vắng.

Rồi một người đàn ông gầy đen như cành cây khô, có hai con mắt trợn
trừng thô lố từ trong cái lều giữa bè đi ra.

- A! Se camalô! Ta gặp may rồi.

Nghe tiếng reo, nhận ngay ra là Quàn, tôi hỏi giật:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.