Phạm Quang Đẩu
Một ngày là mười năm
- 7 -
Mùa khô năm 1952. Chiến sự diễn ra trên khắp cao nguyên nông bỏng nhất
vẫn là mặt trận nam. Chăm Pa Xác, gồm cả vùng Nha Hởn. Quân Pháp đã
dừng máy bay khu trục tàu chiến chở quân đổ bộ định lan toả khắp toàn
tỉnh. Bộ đội địa phương và dân quân du kích đã kháng cự quyết liệt, nhưng
lực lượng địch quá mạnh nên bị tan rã dần. Để bảo toàn lực lượng, ta chủ
trương cho các đội xây dựng cơ sở bám trụ tại địa bàn, ăn mặc, đi lại giống
như người địa phương và hoạt động theo từng mùa. Mùa khô ban ngày gặp
cơ sở tại rừng, ban đêm vào bản; mùa mưa gặp cơ sở tại chòi ruộng nương
hoặc ở ven rừng. Nhị Nguyễn ngoài việc liên hệ với trưởng bản Phăn và
một vài cơ sở mới gây dựng thỉnh thoảng vẫn về thăm mẹ con Xão Xọi.
Lần nào về, ông cũng mang theo những thứ đã chuẩn bị sẵn trong rừng củi
chẻ thực khô để mẹ đun không bị khói; măng thái mỏng luộc sẵn cho mẹ dễ
nấu; chọn thứ rễ chay cùi dày cho mẹ ăn trầu; thu lượm cục nhựa cà boong
để mẹ thắp sáng; còn lấy cả cây khua cao ho phơi khô để sẵn trong nhà trị
bệnh sốt rét. Xão Xọi thì lần nào gặp lại ông trong vài giờ ngắn ngủi cũng
đau đáu nhìn mà không thể gần gũi chăn gối, vì nàng đã hứa giữ cho ông
tránh bị kỷ luật. Một lần như không chịu nổi chỉ là “suông” như vậy Xão
Xọi nhất quyết đòi vào rừng ở với chồng một đêm nói thế nào nàng cũng
không nghe. Nàng cứ lẵng nhẵng theo chân, ông phải dừng bước, thuyết
phục.
- Chúng mình đã giao hẹn với nhau rồi kia mà, em yêu anh thì phải giữ cho
anh chứ.
Chưa để ông nói hết, nàng đã tiến sát, níu tay vào vai ông kéo lại và nói.
- Đã hai tháng nay em chưa thấy kinh đấy.
Nghe vậy ông choáng thực sự đứng ngây và cứ để mặc nàng hôn lên khắp
mặt. Nàng bỗng nhận ra ngay cái điều khác lạ ấy trên bộ mặt ngây thuận
của ông liền hỏi:
- Em có con anh sợ à?