chẳng có gì đáng giá, ngoài cái ti vi cũ màn hình nhỏ và cái xe máy rách
bụi phủ trắng. Lúc ở đầu làng ông hỏi nhà cựu chính uỷ, thì một bà răng
đen mắt toét, đã xăng xái chỉ đường ngay, còn nói, bác ấy tướng tá, chức to
nhất xã, mà cái khoản nghèo thì ngang nhà em thôi. Nói đến đây bà ta nhìn
trước nhìn sau như sắp làm điều gì vụng trộm, hạ giọng bảo, thật thương
cho ông tướng tá ấy, lấy củi ba năm thiêu một giờ, của nả tích cóp bao
nhiêu năm bị thằng con phá sạch bách trước khi đi tù về tội biển thủ công
quỹ được cô con dâu thì đỏng đảnh lẳng lơ chồng vừa vào nhà đá đã bỏ đi
với giai rồi. Ông tướng tá ấy, có nhõn thằng cháu nội, thấy bố mẹ ông
chẳng bà chuộc với nhau thì cháu bỏ nhà bị sa vào vòng tệ nạn, cũng vừa bị
bắt đi trại cai nghiện. Ông ấy từ ngày về hưu cứ liêu xiêu giải quyết hết vụ
này đến việc khác trong nhà trông xọm hẳn. Người hiền lành tử tế thế mà
sao hậu vận kém thế hay ngày trước trận mạc giết nhiều nên bị báo oán, hở
ông?
Ông Nhị Nguyễn nghe vậy thì gai nổi khắp người. Một người luôn tỏ ra lạc
quan yêu đời lấy cười cợt để giao đãi thực ra chỉ để che giấu các bi kịch
trong nhà lớn đến thế hay sao?
Thảo nào lúc gặp nhau khi hỏi thăm về vợ con bác ấy cứ lảng và cũng
không nói rõ cả địa chỉ nhà nữa hàm ý không muốn mời bạn sang chơi. Thế
rồi hai người gặp nhau trong căn nhà trống trải ẩm thấp, có phần lạnh lẽo
lại tiếng rên hừ hừ của bà lão đang ốm trong buồng cứ vọng ra não cả ruột
gan, đến lúc đó mới đọc được trên gương mặt “thích đùa” của vị chủ nhà vẻ
bối rối, cùng những nếp nhăn hằn sâu của nỗi buồn tủi dường như vô tận.
Nhưng suốt buổi trò chuyện, bác ấy không thốt ra lời ta thán nào. Bác ấy có
một tinh thần thép, cứ một mực cắn răng nuốt mọi vị đắng chát của riêng tư
vào trong lòng, mà không muốn phiền ai chia xẻ bớt cho mình!
Ông Nhị Nguyễn nhìn gia cảnh bạn chẳng lòng dạ nào ngồi lâu qua loa đôi
điều rồi đứng dậy cáo từ. Đôi bạn già cúi đầu lặng bước bên nhau đến tận
cuối làng. Lúc chia tay cựu chính uỷ mới nhìn vào mặt ông Nhị Nguyễn