MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM - Trang 29

kho đặt ở Bản Thi, địch nhảy vào thị xã Bắc Kạn, ta đã kịp sơ tán về Pắc
Chôm trên một đỉnh núi rất an toàn. Từ đây lên đó không xa lắm. À mà,
hiện thủ kho là cậu Lương cũng là tráng sinh Lam Sơn đấy. Vậy nhé. Một
tháng làm dự trù chuẩn bị. Trên đường từ đây vào Đô Lương sẽ có một vệ
binh đi cùng. Kiếm một cái xe tốt mà đạp. Bốn, năm trăm cây số, một số
đoạn đường nhựa đã tiêu thổ kháng chiến toàn ổ trâu ổ voi không có hiệu
sửa xe nào dọc đường đâu. Tính kỹ mọi tình huống. Chuẩn bị tinh thần đi
hàng năm. Về hậu phương của cậu, còn điều gì cấn cái không nhỉ?

- Thưa không ạ.

- Cậu đã có người thương người nhớ chưa nhỉ?

Ông Nhị Nguyễn cười cười. Và khi định đứng lên thì huynh trưởng bảo
ngồi thêm lát nữa thày trò ít có dịp ngồi với nhau. Huynh trưởng liền quay
sang giá sách rút ra một cuốn, đưa Nhị Nguyễn:

- Mình viết vào cuối năm ngoài. Nha nghiên cứu kỹ thuật quá thiếu tài liệu
tham khảo. Đã đưa đi hết rồi còn một cuốn biếu cậu nốt.

Đó là cuốn nguyên tử, hạt nhân vũ trụ tuyến in trên giây nứa dày màu nâu
xẫm , phía dưới bìa đề: “Chiến khu 1947 - Nha nghiên cứu kỹ thuật. Cục
Quân giới Bộ Quốc phòng Việt Nam giữ bản quyền”.
Lật trang cuối sách:
“Viết ngày 7, 8, 9-X-1947, in xong ngày 19-XII-1947, kỷ niệm một năm
toàn diện kháng chiến. Ngoài 500 bản thường có in thêm 200 bản trên giấy
Ngọc Khâu đánh số từ 1 đến 200. Ba bản in trên giấy kháng chiến đánh số
Việt Nam, Dân chủ, Cộng hoà”.

- Trên trăm trang viết có ba ngày đáng ghi vào sách kỷ lục Guiness! - Ông
Nhị Nguyễn nói.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.