MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM - Trang 33

Mình chào cậu cảnh vệ cũng đứng nghiêm chào. “Anh biết tôi là ai
không?” Bỗng vị đó hỏi một cậu mà đến mình cùng bất ngờ vì hơi tỏ ra
quan dạng. “Không biết”. Cậu cảnh vệ thì phản ứng tắp lự như vậy. “Không
biết sao chào”. Cậu ta liền chỉ vào mình rành rọt: “Vì ông đây chào ông
trước nên tôi chào theo”. “Vậy anh biết ông đây là ai rồi chứ?”. Vị nọ căn
vặn có vẻ không hài lòng về cách đối đáp thẳng băng của cậu cảnh vệ mặt
còn búng ra sữa. “Thưa không?”. Nét mặt anh chàng vẫn tỉnh queo.
“Không biết sao đưa ông đây đi?”. Cấp trên bảo đưa thì đưa chứ không nói
tên người đưa và đi đâu, “Anh từ đâu đến đây?” Vị nọ chưa tha, truy kích
tiếp. “Thưa không biết?” “Không biết sao lại đi được?” “Cấp trên bảo cụ
thể qua đường này, cầu nọ, miếu kia, cứ thế mà đi”. Đến đây thì vị đó bỗng
phá lên cười, gạt gù vỗ vai cậu cảnh vệ: chịu tinh thần bảo mật phòng gian
của đồng chi rồi. Thứ ba không này mới đáng để anh em khác học mệt nghỉ
đây!” Khi vị đó đi rồi mình mới hỏi cậu cảnh vệ: “Cậu không biết thực à?”
“Cháu lạ gì ông ấy!”. Cậu cảnh vệ cười khì “Sao cái gì cậu cũng không biết
không biết” “Nói ra người ta lại phe là lọ bi mạt quốc gia à?” Cậu thấy
không, suy nghĩ của người cảnh vệ rất gần với lối suy nghĩ của các triết gia
hiện sinh Pháp như Jean Paul Sartre, Anbert Camus, danh đang nổi như cồn
ở phương Tây. Họ đề cao thể nghiệm cá nhâ tính chân thực trong thể
nghiệm và diễn đạt cho đó là giá trị nhân văn cao nhất của con người.

Thật không ngờ, cái anh chàng đày bản năng tự nhiên ấy lại cùng đi với
ông chuyến này và ngay khi vừa đặt chân lên đất lạ, anh ta đã gây nên
chuyện rắc rối cũng bởi cái bản năng hoang dã ấy!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.