đó là sướng mà thực ra, vì kẻ chung quanh thèm thuồng và cho đó là sướng. Kẻ ngồi xe hơi thấy mình
là sướng vì thấy có kẻ đi bộ bê bết cực nhọc họ thèm thuồng được ngồi xe lộng lẫy như mình… Kẻ
đeo châu ngọc cảm thấy sung sướng hãnh diện là vì có kẻ không có châu ngọc họ them thuồng vật quý
của mình. Giả sử mà thiên hạ đều có xe hơi, cùng đeo châu ngọc thì cái sướng của mình chắc chắn sẽ
không còn sướng nữa. Thật ra cái sướng của mình là do cái khổ của kẻ khác xấu số hơn mình mà có.
Và vì thế mà người ta đâm chém nhau, tàn sát nhau một cách vô cùng kinh khủng.
Tuy nhiên, có kẻ sẽ nói : Phú quý tuy là cái mồi, nhưng không có nó làm sao xui người tiến bộ ?
Nhưng, nói thế, sao không biết xét : tiến bộ đến đâu ? Mục đích cuối cùng của con người phải chăng là
hạnh phúc? Vậy cái “mồi” ấy có đưa người ta đến hạnh phúc không ? Chắc chắn là không. Khoa học
ngày nay đã cung phụng và thỏa mãn người người đủ mọi nhu cầu, thế đã đưa lại hạnh phúc cho họ
được chưa, hay chỉ tạo them sự thèm muốn liên miên, dục vọng con người càng ngày càng thêm ác liệt
?
Vậy, dùng cái “mồi” ấy để đưa người đi đến đâu ? Đến cõi đời hạnh phúc nào thì chưa biết, chứ
đưa đến chỗ tàn sát lẫn nhau như một bầy điên, đó là điều chắc chắn.
Lợi dụng cái “mồi” ấy để bắt con người đi mãi đến cái hố sâu không đáy của sự diệt vong, có
người đánh xe lừa khôn khéo kia, cho lừa mang bó cỏ tươi trước mồm để gạt nó bước tới… Bước mãi
mà bó cỏ vẫn kề bên miệng không được liếm láp cọng nào, phải chăng đó là cực hình của Tan-tale
trong thần thoại Hy lạp ? Nhưng kết quả thì rất hay : xe lừa vẫn đi mãi theo ý muốn của người đánh xe,
mà không tốn một cọng rơm nào cả!
*****
Tìm hạnh phúc và sống đặng hạnh phúc là hai lẽ khác nhau xa.
Không cần bàn đến kẻ đi tìm hạnh phúc nơi ngoài, _ chỉ bàn đến những kẻ đi tìm hạnh phúc nơi
trong.
Kẻ mà ta gọi là bực hiền, phải chăng chỉ là kẻ đi trước ta trên con đường tìm cái lẽ sống của mình
?
Nguồn sống không khác nòa một giếng nước, mà chúng ta đây là bọn hành khách đang khao khát
trên bãi sa mạc. Chúng ta cùng đi tìm nước. Trong khi đi, có kẻ trước người sau… kẻ đi trước thấy
mình gần được giếng nước, ngó lại sau nhìn những kẻ chưa theo kịp với cặp mắt thương hại tự xem
mình là vinh và cảm thấy mình còn sướng hơn kẻ còn lê bước ngoài xa. Như thế có phải lẽ hay không ?
Mà kẻ đi ngoài xa, trông vào người đi đằng trước lại ao ước thèm thuồng cho người ta được hạnh